Theo tính toán, trong 3 năm qua, sữa bột ở thị trường Việt Nam đã tăng đến 16 lần. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam lại đang lỗ nặng.

 

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giá sữa bột tại Việt Nam trong vòng 3 năm qua tăng 16 lần, mỗi lần tăng từ 3-10%. Có thể dẫn ra một số hãng sữa bột tên tuổi trên thị trường Việt Nam như Abbott, Mead Johnson, Friesland Campina Việt Nam, XO, Dumex, Meiji tăng từ 4 - 10% từ đầu năm đến nay.

Theo "quy trình" thì khoảng 2-3 tháng, giá sữa lại tăng một lần với lý do được các hãng trên đưa ra là thay đổi mẫu mã, giá nguyên liệu sữa và tỷ giá đôla tăng.

Mô tả ảnh.
Từ tháng 10, Thông tư về quản lý giá sữa bột sẽ có hiệu lực mong rằng sẽ "quản" được giá sữa. (Ảnh: VietNamNet)

Mức tăng "chóng mặt" như vậy khiến các bà mẹ phải cắt giảm nhiều chi phí sinh hoạt, thậm chí nhịn cả phần sữa của mình để dành cho con. Một bà mẹ cho biết, so với đầu năm thì phải bù thêm đến 500.000 đồng tiền sữa/tháng.

Trong khi đó, nông dân nuôi bò sữa ở Việt Nam lại rơi vào tình cảnh bị thua lỗ nặng dù giá rẻ hơn rất nhiều lần so với sữa nhập ngoại.

Ngày 17/10, ông Nguyễn Đăng Vang (Phó Chủ nhiệm UB Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội) trả lời trên báo Thanh niên cho biết, hiện nay có khoảng 10 nhà máy lớn sản xuất và có kiểm soát, chất lượng sữa tốt nhưng mới đạt được 22%, phải nhập khẩu 78%, cả sữa tươi và sữa bột.

Ông Vang nói rõ, mục tiêu của chúng ta là nâng dần lượng sữa tươi sản xuất tại Việt Nam từ 22% lên 40%. Lúc đó mới phần nào bảo đảm chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe cho người dân.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Vang, giá sữa trong nước hiện không kích thích chăn nuôi với 7 nghìn đồng/lít. Nếu mấy năm trước mức tăng đạt 26,7%, bù lỗ đàn bò 15% thì còn có lãi. Nay mức tăng chỉ đạt xấp xỉ 5%, người chăn nuôi bị lỗ.

Lỗ mà vẫn nuôi, thì ông Vang giải thích rằng, người nông dân đã trót đầu tư 200-300 triệu đồng cho một đàn bò 10 con rồi. Bây giờ nếu bán thành bò thịt thì mỗi con 20 triệu bán được 7 - 8 triệu, lỗ 12 - 13 triệu.

Một lý do nữa, nghề chính của họ vẫn là lao động chăn nuôi, lấy công làm lãi, không có ngành nghề gì khác nên đành phải theo. Nhưng đến lúc nào đó, không sống nổi nữa thì họ sẽ phải từ bỏ việc chăn nuôi. Lượng bò sữa và sữa tươi sẽ không còn.

Cũng trên tờ này, ông Vang nhấn mạnh vấn đề, sữa tươi tốt hơn sữa bột.

Bởi lẽ, một số nước chế biến được nhiều sữa tươi nhưng họ không thể vận chuyển sữa nước vào nước ta ở dạng còn tươi được, nên phải chế biến thành sữa bột và quá trình chế biến đó chất lượng giảm xuống rất nhiều. Khi nhập về, ta lại phải hoàn nguyên sữa bột đó trở lại thành sữa nước mới. Quá trình hoàn nguyên này phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin, khoáng... tạo thành sản phẩm gọi là: sữa công thức.

Trên thế giới, ở những nước có khí hậu mát mẻ, phù hợp với chăn nuôi bò sữa thì người ta hoàn toàn sử dụng sữa tươi (sữa tươi thanh trùng). Ở nước ta cũng có nhiều vùng chăn nuôi bò sữa thuận lợi, cụ thể như Mộc Châu. Ở đó, sữa sau khi vắt ra, chế biến ở nhiệt độ 72oC thì gần như còn nguyên giá trị dinh dưỡng, rất tốt. 

Từ 1/10/2010, Thông tư số 112/2010 của Bộ Tài chính về quản lý giá sữa bột có hiệu lực, trong đó quy định tất cả mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá.

 

                                                                          Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Siêu thị Intimex là 1 trong 3 siêu thị trên địa bàn tỉnh.
9 tháng năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng 47% so với cùng kỳ.
Sàn giao dịch thu hút nhiều lao động, học sinh, sinh viên tham gia.

Thi đua lập thành tích Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

(HBĐT) - Năm 2010, phong trào thi đua lao động sản xuất trên các công trình trọng điểm được đẩy lên cao độ, là những hành động thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiều công trình được đưa vào khai thác, nhiều công trình được khởi công đã góp phần quan trọng tạo sức bật mới cho sự đổi thay trên quê hương Hòa Bình.

Đà Bắc tập trung nguồn lực xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao gồm 20 xã, thị trấn nhưng có đến 11 xã nằm trong vùng ĐBKK, 15 xã chuyển dân vùng hồ sông Đà. Địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo ở mức cao nhất tỉnh. Xác định mục tiêu xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, huyện đã huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, phát triển KT-XH. Trong đó, xác định thế mạnh là nông, lâm nghiệp kết hợp.

Công đoàn Bưu điện tỉnh: Gắn các phong trào với hoạt động sản xuất kinh doanh

(HBĐT) - Trong những năm qua, thành quả mà Bưu điện tỉnh đạt được chính là sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất trong tư tưởng và hành động giữa chuyên môn, công đoàn và các đoàn thể trong bưu điện tỉnh. Đặc biệt là sự đoàn kết, quyết tâm trong đội ngũ CB-CNV trong việc thực hiện các phong trào do công đoàn Bưu điện tỉnh phát động.

Lãi vay tiêu dùng án binh bất động

Áp lực lạm phát và khó khăn trong huy động vốn gây sức ép lớn đến mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND trên thị trường. Trong bối cảnh ấy, nhóm vay tiêu dùng chịu nhiều "thiệt thòi" nhất với mặt bằng lãi vay cao nhất trên thị trường và gần như đóng băng suốt một thời gian dài.

Giá vàng bùng nổ, lập kỷ lục 33,34 triệu đồng

Các doanh nghiệp vàng trong nước sáng nay tăng giá bán thêm gần 700.000 đồng một lượng sau khi thị trường thế giới nổ tung, phá tan ngưỡng kỷ lục 1.375 USD mỗi ounce

Thuốc đều đặn tăng giá

Dù đã có quy định về việc niêm yết đúng giá thuốc nhưng thực tế, người dân vẫn phải mua thuốc với giá “trên trời”. Không nằm ngoài dự báo của tổ điều hành thị trường trong nước, dược phẩm có thể tăng giá trong tháng 10 và những tháng cuối năm. Dù đã biết trước tình hình và ra nhiều văn bản nghiêm cấm tự nâng giá bán lẻ thuốc nhưng khi đến tay người tiêu dùng, thuốc vẫn đều đặn tăng giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục