Đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình tiếp giáp với khu vực xưởng cưa khu vực đường Trương Hán Siêu và Trần Quý Cáp ( TP Hòa Bình).

Đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình tiếp giáp với khu vực xưởng cưa khu vực đường Trương Hán Siêu và Trần Quý Cáp ( TP Hòa Bình).

(HBĐT) - Dù cận kề với thủ đô Hà Nội, nhưng hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh chưa đồng bộ. Toàn tỉnh có gần 4.500 km, trong đó có 5 tuyến QL khoảng 250 km, 21 tuyến đường tỉnh gần 400 km và đường vùng khó khăn gần 109 km; đường nội thị 92 km; 70 tuyến đường huyện dài 740 km, đường liên xã có 206 tuyến dài 2.758 km.

 

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ. Các tuyến QL đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quy mô mặt cắt nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hệ thống đường tỉnh còn ở cấp thấp, quy mô nhỏ, chất lượng mặt đường kém. Các tuyến đường huyện và xã chủ yếu xây dựng đạt tiêu chuẩn đường loại A- GTNT, tỷ lệ mặt đường BTXM, mặt đường nhựa đạt 30%, hệ thống công trình trên tuyến như cầu, ngầm tràn còn thiếu, nhiều tuyến chỉ đi được vào mùa khô.

 

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh đã khai thác và dành những nguồn lực thích đáng để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Nhờ đó, diện mạo giao thông của tỉnh đổi thay rõ rệt. 

 

Năm 2007, đường ô tô đã đến được 100% số xã. Vài năm nay, từ các nguồn vốn WB, XDCB tập trung, ODA..., các tuyến tỉnh lộ được đầu tư khá cơ bản. Các tuyến đường tỉnh như 433- đi Đà Bắc; Bình Thanh- Thung Nai (Cao Phong), Khoan Dụ- An Bình (Lạc Thuỷ), Ba Khan- Pù Bin- Noong Luông, Vạn Mai- Xăm Khoè (Mai Châu), Địch Giáo- Quyết Chiến- Ngổ Luông (Tân Lạc), đường Thịnh Lang (TPHB)... được đầu tư và đưa vào khai thác hiệu quả. Đề án cứng hóa giao thông nông thôn thực sự là chủ trương hợp lòng dân đã đi được hơn 2/3 quãng đường. Khi kết thúc Đề án, toàn tỉnh sẽ có khoảng 1.000 km đường bê tông xi măng, cải thiện điều kiện dân sinh ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. Năm 2010 cho thấy những tín hiệu đầy lạc quan đối với hạ tầng giao thông của tỉnh. Được sự hỗ trợ từ nguồn vốn TƯ, tỉnh đã khởi công 3 tuyến giao thông quan trọng là đường 12 B, QL 21, QL 12B với tổng số vốn 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt, vào đầu tháng 10 vừa qua, tỉnh đã khởi công dự án đường cao tốc Hòa Lạc- Hòa Bình với tổng mức đầu tư trên 6.700 tỷ đồng, điểm đầu tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, điểm cuối tiếp giáp đường Trương Hán Siêu ( TP Hòa Bình) khi hoàn toàn sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh của các vùng kinh tế động lực với những khu đô thị, dịch vụ dọc tuyến.

 

 Phó Giám đốc Sở GT-VT Trần Hải Lâm khẳng định: Chỉ trong vài năm tới, khi các dự án giao thông trọng điểm hoàn thành và đưa vào khai thác, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh sẽ có sự đổi thay về chất, cơ bản và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu giao thương và phát triển kinh tế. Đối với các dự án, công trình giao thông trọng điểm, tỉnh đang đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2015. Trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông vận tải, Hòa Bình đã thực sự mở cửa để hướng tới tương lai.

 

 

Lê Chung

 

Các tin khác

Huyện Cao Phong đang xúc tiến xây dựng thương hiệu mía tím Cao Phong.
Nhiều hộ gia đình được vay vốn phát triển nghề nuôi cá lồng, đem lại hiệu quả kinh tế.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xuất khẩu khó vì lạm phát cao

Lạm phát tăng mạnh đẩy giá hàng hóa lên cao, làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh trên trường quốc tế

Kỳ Sơn - vùng động lực kinh tế mới

(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Đinh Đăng Điện cho biết: Huyện Kỳ Sơn đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đã định hình rõ nét. Huyện đã có 2 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch là KCN Mông Hóa và Yên Quang và các cụm công nghiệp khác ở Phú Minh, Mông Hóa, Dân Hòa. Vùng sản xuất nông lâm nghiệp đã hình thành làm cơ sở để phát triển sản xuất hàng hóa. Cạnh đó huyện có huyện có mạng lưới giao thông khá đồng bộ, bao gồm cả đường thủy, sẽ là những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

TP Hòa Bình: Giá trị sản xuất CN, TTCN 9 tháng đạt 571 tỉ đồng

(HBĐT) - TP Hoà Bình hiện có 1.100 hộ kinh doanh, 52 doanh nghiệp tư nhân, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 6 doanh nghiệp Nhà nước, 4 công ty cổ phần. 9 tháng năm 2010, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 571 tỉ đồng, đạt 73% kế hoạch năm.

Nam Phong thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH

(HBĐT) - Nam Phong là một xã cuối của huyện Cao Phong. Toàn xã có 10 xóm với 850 hộ, trên 3.800 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc cùng chung sống là Mường và Kinh. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2005 – 2010, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Doanh nghiệp lãi liên tục, giá xăng không giảm

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dù liên tục có lãi trong vòng một tháng qua và mức lãi hiện nay lên tới trên dưới 1.000 đồng/lít xăng, nhưng các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chưa có động thái giảm giá bán lẻ trong nước.

Căng thẳng USD

Căng thẳng cung cầu cộng với tin đồn tỷ giá sẽ tiếp tục tăng đã đẩy giá USD liên tục tăng trong ngày 18.10. Nhiều doanh nghiệp (DN) phải mua USD cao hơn giá niêm yết và không ít các DN khác tìm nguồn USD bên ngoài ngân hàng (NH).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục