Ông Bùi Văn Uôi kiểm tra chất lượng giống nông hộ trên ruộng cấy thử nghiệm
(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội nông dân (HND) xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc luôn tích cực trong việc thực hiện công tác tham mưu cho cấp uỷ xây dựng các mô hình sản xuất. Qua đó, đã đóng góp một phần không nhỏ giúp người dân tìm được hướng làm ăn phù hợp với điều kiện địa phương.
Nằm dọc tuyến Quốc lộ 21, xã Thanh Hối có lợi thế lớn với giao thông đi lại thuận tiện. Hiện toàn xã có 1.400 hộ với gần 6.000 nhân khẩu. Bằng nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, Hội Nông dân xã luôn thu hút được đông đảo hội viên tham gia. Cho đến nay, số lượng hội viên HND xã đã lên đến 831 hội viên.
Những năm gần đây, Hội luôn chú trọng tham mưu cho cấp uỷ, triển khai các chương trình như: mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, mô hình rau hữu cơ, mô hình sản xuất giống nông hộ... được hội viên tích cực tham gia hưởng ứng.
Một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao thu hút được đông đảo hội viên nông dân tham gia là mô hình sản xuất giống nông hộ. Đây là chương trình nằm trong dự án Oxfam (Bỉ) giai đoạn 2008-2010. Hiện toàn xã có 2 nhóm thực hiện với 30 người tham gia. Thực hiện mô hình, người nông dân được tập huấn và thực nghiệm ngay tại ruộng. Cho đến nay, người nông dân đã nắm chắc kỹ thuật sản xuất giống lúa thuần như: lựa chọn hạt giống tốt, cấy 1 dảnh, cấy theo băng, khử cây lẫn tạp, thu hoạch và bảo quản hạt giống... Giúp nông dân biết phương pháp so sánh, đánh giá và lựa chọn giống tốt để áp dụng vào sản xuất gia đình và địa phương mình.
Ông Bùi Văn Uôi, Chủ tịch hội nông dân xã Thanh Hối cho biết: Vừa qua, chúng tôi đã sản xuất được 9,5 tấn giống, cấy trên diện tích trên 100 ha cho năng suất đạt từ 60- 80 tạ/ha, ngang bằng, thậm chí cao hơn sản lượng lúa lai Trung Quốc. Lượng lúa giống sản xuất được, người dân không chỉ sử dụng cho gia đình mà còn trao đổi cho bà con trong thôn xóm với giá cao hơn lúa thương phẩm từ 1,3- 1,5 lần. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu với cấp uỷ tiếp tục nhân rộng hơn nữa mô hình giống nông hộ tại xã.
Bên cạnh đó, được sự tài trợ của tổ chức ADDA (Đan Mạch), HND xã đã hướng dẫn bà con thực hiện mô hình rau hữu cơ và ủ phân hữu cơ phục vụ sản xuất. Khác với khái niêm rau sạch mà chúng ta vẫn nói hiện nay là loại rau được trồng bình thường với các điều kiện phân bón, hoá chất và thuốc trừ sâu được điều chỉnh vừa đủ. Còn rau hữu cơ là rau trồng với 3 điều kiện cơ bản: không phân bón - hoá chất, không phun thuốc trừ sâu độc hại và không có tồn dư chất kháng sinh.
Nắm được nhu cầu rất lớn của thị trường về mặt hàng rau hữu cơ, ngay khi biết đến dự án, HND xã đã tham mưu cho cấp uỷ tiến hành thực hiện tại địa phương trên diện tích 2000 m2. Phối hợp cùng ADDA, HND xã đã tổ chức được 4 lớp tập huấn với 120 người tham gia sử dụng các phế phẩm như: lá xanh, tàn dư thực vật, lá khô, phân chuồng... để ủ phân hữu cơ phục vụ sản xuất nhằm “sạch làng, tốt ruộng” bảo vệ môi trường, tăng năng suất cây trồng...
Tuy nhiên, cũng theo ông Uôi cho biết: Mô hình rau hữu cơ thực hiện trên diện tích nhỏ và cho đến nay vẫn chưa được nhân rộng nên sản phẩm rau hữu cơ của địa phương chưa thể trở thành hàng hoá. Chủ yếu là phục vụ nhu cầu của bà con trong xóm, xã. Cũng có nhiều thương lái đến thu mua rau, song sản lượng còn quá ít, ngay cả các vùng lân cận cũng không đủ đáp ứng.
Tham gia các mô hình sản xuất, kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn đã có chuyến biến tích cực. Tiêu biểu như hộ ông Bùi Văn Sâm, Bùi Văn Hiện (xóm Tam)... mỗi năm cho thu nhập trên 60 triệu đồng. Có được kết quả đó phải kể đến những đóng góp không nhỏ từ công tác tham mưu cho cấp uỷ của HND xã giúp định hướng người dân đến những cách phát triển kinh tế hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương.
Hải Yến
(HBĐT) - Dự án KFW7 (Dự án phát triển lâm nghiệp Hoà Bình và Sơn La) hoạt động từ năm 2007 xác định những mục tiêu cụ thể cho tỉnh Hoà Bình là: Trồng rừng: ít nhất 6.500 ha rừng, trong đó 3.000 ha trồng mới và 3.500 ha tái sinh tự nhiên. Trồng bổ sung trong và ngoài Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến khoảng 300 ha; Quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương, khoảng 6-8 xã có những diện tích rừng phù hợp dự tính khoảng 3.500 ha; bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Kim Bôi.
(HBĐT) - Phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, sau khi xuất ngũ năm 1989, cựu chiến binh (CCB) Hà Văn Quang ở xóm Lọng, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình với mô hình nuôi cá dầm xanh kết hợp với trồng luồng, kinh doanh dịch vụ.
(HBĐT) - Đến hết tháng 9/2010, huyện Lạc Thuỷ đã trồng được 650 ha rừng đạt 100% kế hoạch, trong đó Dự án 661 trồng được 302,9 ha đạt 136,5% kế hoạch; công ty tư vấn đầu tư phát triển lâm nghiệp Xuân Mai (Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai) hỗ trợ đầu tư giống, phân bón cho nhân dân trồng được 56 ha; rừng di nhân dân tự trồng và các dự án khác 292 ha.
Ngày 19/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1914/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án ''Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.''
Thông cáo ngày 21/10 của Bộ Tài chính vừa yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chưa tăng giá xăng dầu tại thời điểm này, thay vào đó DN kinh doanh xăng dầu đầu mối được sử dụng từ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bù đắp mức lỗ hiện thời.
Bộ Tài chính đang dự kiến giảm mạnh thuế nhập khẩu ô tô tải, nhưng gặp phải sự phản ứng gay gắt từ các DN sản xuất lắp ráp ô tô trong nước