Ngày 19/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1914/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án ''Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.''
Quyết định nêu rõ ba định hướng của Đề án gồm: Một là từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo số lượng sang chất lượng dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Phát triển các yếu tố tạo nền tảng cho tăng năng suất nhanh, bền vững thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và tăng cường cải cách hành chính.
Hai là chuyển cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng phát huy sang lợi thế so sánh và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Xóa bỏ những rào cản và có cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực.
Ba là đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giảm thiểu và chống bao cấp, độc quyền trong kinh doanh, bảo đảm môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Quyết định đề ra 10 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đó là: Ổn định kinh tế vĩ mô; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ, điều chỉnh chính sách đầu tư...; Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tỷ trọng giá trị tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên.
Giải pháp tiếp theo là phát triển vùng kinh tế, cụm công nghiệp, khu công nghiệp; Nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đẩy mạnh phát triển hệ thống doanh nghiệp; Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường; Đẩy mạnh phát triển các thị trường nhân tố sản xuất như lao động, công nghệ, vốn, đất đai...; Đẩy mạnh cải cách hành chính, thể chế, phân cấp, biên chế và tiền lương...
Quyết định của Thủ tướng đặt rõ tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 12/2011 các công việc như đến tháng 12/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Công thương chủ trì phải hoàn thành việc chọn ra khoảng 10 ngành công nghiệp để chuyển đổi cơ cấu nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, hoàn tất đến tháng 10/2011.
Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện từ nay đến hết năm 2011 phải trình Chính phủ.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia trình Chính phủ vào tháng 12/2010.../.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Những năm qua, xã Cư Yên (Lương Sơn) đã dấy lên phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả cây trồng, vật nuôi. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 18,8%, thu nhập bình quân đạt 9,1 triệu đồng/người/năm, toàn xã còn 2,7% hộ nghèo.
(HBĐT) - Ngày 20/10, Bưu điện tỉnh đã tổ chức quay số trúng thưởng chương trình “Gửi bưu kiện- trúng thưởng lớn”. Đây là chương trình khuyến mại cho những khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ bưu kiện của các bưu điện tỉnh, thành phố do Tổng công ty Bưu chính Việt Nam tổ chức từ ngày 9/8/2010 đến 30/9/2010.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản thống nhất với đề nghị của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu năm 2011 từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, thực hiện phụ cấp công vụ 10%, phụ cấp thâm niêm đối với nhà giáo.
“Năng Lực Lãnh Đạo Quyết Định Tất Cả” - đó là tên chương trình huấn luyện về kỹ năng lãnh đạo sắp diễn ra tại TP.HCM (30/11/2010) và Hà Nội (03/12/2010) nhằm mục đích giúp các nhà quản lý tại Việt Nam sẵn sàng trong việc xây dựng một đội ngũ kế cận, tránh tình trạng doanh nghiệp rơi vào thế bị động về mặt nhân sự sau thời kỳ khủng hoảng.
(HBĐT) - Dù cận kề với thủ đô Hà Nội, nhưng hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh chưa đồng bộ. Toàn tỉnh có gần 4.500 km, trong đó có 5 tuyến QL khoảng 250 km, 21 tuyến đường tỉnh gần 400 km và đường vùng khó khăn gần 109 km; đường nội thị 92 km; 70 tuyến đường huyện dài 740 km, đường liên xã có 206 tuyến dài 2.758 km.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2001. Ngay sau khi được thành lập, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả…