Chợ Pà Cò nơi du khách có thể tìm hiểu hoặc mua sắm những đặc sản như đồ thổ cẩm.

Chợ Pà Cò nơi du khách có thể tìm hiểu hoặc mua sắm những đặc sản như đồ thổ cẩm.

(HBĐT) - Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, làm giàu chính đáng là một trong những phong trào mà Hội Nông dân huyện Mai Châu xem là mũi nhọn trong phát triển kinh tế.

 

Mai Châu là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, 2 bên là sườn núi đá vôi, diện tích canh tác ít lại thường xuyên bị hạn. Việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, trình độ dân trí ở một số vùng còn thấp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm, áp dụng KHKT vào sản xuất một số nơi còn lạc hậu, lao động chủ yếu là không được đào tạo. Phong trào nông dân SXKDG, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, làm giàu chính đáng là một trong những phong trào mà Hội Nông dân huyện Mai Châu xem là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân tận vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn huyện. Hưởng ứng thực hiện phong trào nông dân SXKDG giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng do TW HND đề ra, 5 năm qua HND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức đăng ký danh hiệu hộ nông dân SXKDG. Trong các buổi sinh hoạt chi, tổ hội tuyên truyền vận động hướng dẫn hội viên nông dân phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp theo từng mùa vụ, đất đai canh tác của địa phương, qui hoạch sản xuất gắn chặt với chế biến; chuyển những diện tích canh tác cho thu nhập thấp sang cây con có giá trị hiệu quả kinh tế cao, sản xuất nông sản hàng hoá sạch, chất lượng hàng hoá cao. HND đã chủ động phối hợp với Trạm KNKL mở các lớp chuyển giao KHKT cho nông dân. Từ phong trào nông dân phát triển kinh tế, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo đã xuất hiện ngày càng nhiều những hộ nông dân SXKDG trong huyện có thu nhập cao, số hộ nghèo ở các xã, thị trấn đã giảm xuống rõ rệt. Nếu như năm 2005, số hộ nghèo toàn huyện chiếm 39,41% thì năm 2009 số hộ nghèo giảm xuống còn 21,32%. Trong 5 năm qua  có tổng số 14.519 hộ đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi đã có 6.716 hộ đạt trong đó cấp xã 4.830 hộ, cấp huyện 1.793 hộ, cấp tỉnh 193 hộ.

 

Kêt quả đạt được của phong trào nông dân SXKDG không chỉ thể hiện ở mặt kinh tế mà ngay cả mặt xã hội cũng đáng ghi nhận, phong trào từng bước tác động vào lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo với nhiều hình thức hoạt động khác nhau, từng lúc từng nơi đã có nhiều nông dân biết cách tự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng KHKT vào trong sản xuất của gia đình, hay hỗ trợ nhau, truyền đạt cho nhau nghe về kỹ thuật, chuyển giao KHKT về chăn nuôi, cách chọn giống,  chăm sóc các loại cây, con nuôi, hay hỗ trợ nhau về giống, hay đưa ra những mô hình sản xuất, trồng màu để cùng nhau tham luận, từ đó rút ra những kinh nghiệm  trong việc sản xuất, đầu tư cho đúng ngành nghề phù hợp ở từng vùng, từng địa phương khác nhau, từ đó nổi lên nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, đem lợi nhuận về cho gia đình từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/năm, nhằm góp phần  phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo đối với người dân vùng sâu, vùng xa. Từ phong trào đó đã xuất hiện những tên tuổi nông dân tiêu biểu trong phong trào nông dân SXKDG như: Ông Vì Văn Dền, xóm Ngoã, xã Mai Hịch nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi lợn, bò đã tạo việc làm cho hơn 20 hộ, giúp đỡ hộ nghèo khi ốm đau, khó khăn cho vay tiền, vật tư giống không tính lãi để có điều kiện phát triển sản xuất. Hay ông Vì Văn Hiệu, xóm Pin Hén, xã Cun Pheo có trên 50 con bò sinh sản, bò thịt và trồng rừng ngoài ra còn có nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ. năm 2005, ông được đi dự hội nghị SXKDG toàn quốc do TW Hội nông dân Việt Nam tổ chức...

 

Phong trào nông dân SXKDG do Hội nông dân huyện phát động lâu nay được xem là một phong trào tổng hợp của sự cần cù chịu khó, siêng năng trong lao động sáng tạo, biết tiếp thu, học hỏi cái mới, biết áp dụng tiến bộ KHKT, mạnh dạn phá bỏ cái cũ kém hiệu quả để đầu tư sản xuất có hiệu quả cao hơn. Là những nông dân không cam chịu đói nghèo, họ biết tổ chức sản xuất theo khoa học, biết cách thức tính toán trong sản xuất, do đó họ không chỉ sản xuất giỏi, mà biết cách sử dụng đồng vốn có được để đầu tư cho sản xuất. Với những gì mà nông dân huyện Mai Châu đã làm được trong những năm qua đã đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển, góp phần đưa phong trào nông dân SXKDG ngày càng thu hút nhiều người tham gia.

 

 

                                                                        Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

(HBĐT) - Ngày 29/10, UBND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc tổ chức Hội chợ thương mại, văn hoá năm 2010

(HBĐT) - Từ ngày 29/10 – 4/11, huyện Đà Bắc phối hợp với Sở Công thương tổ chức Hội chợ thương mại - văn hoá năm 2010 với sự tham gia của trên 70 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 279 dự án đầu tư (20 dự án DFI) với tổng vốn đăng ký 90 triệu USD và khoảng 18.000 tỷ đồng. Dự tính, hằng năm sẽ có 500 doanh nghiệp thành lập mới và 50-70 dự án đăng ký đầu tư với số vốn khoảng 3.000 tỷ đồng; có khoảng 30 dự án thực hiện đầu tư và 15 dự án đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Mai Châu: 93% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia

(HBĐT) - Trong giai đoạn từ năm 2005 đến đầu năm 2010, huyện Mai Châu đã phát triển mới được 14 trạm biến áp điện, 17,3 km đường dây trung thế và 40,7 km đường dây hạ thế, 2 nhà máy thủy điện với vốn đầu tư là 78,53 tỷ đồng, giải quyết thêm được 1.167 hộ dân được dùng điện lưới Quốc gia.

Công ty TNHH Thái Thịnh khẳng định uy tín bằng chất lượng sản phẩm

(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2001, Công ty TNHH Thái Thịnh (huyện lương Sơn) là một trong những hội viên của Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh. Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất đá xây dựng. Vượt qua bao khó khăn thử thách, đến nay, Công ty đã khẳng định được thương hiệu và được trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý.

Quy định mới về huy động và cho vay vàng: Mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, tiền tệ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ký ban hành Thông tư 22 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ hôm nay, 29-10. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Ngọc Bảo (ảnh), Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, về thông tư này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục