Tỉ giá tăng, giá nguyên liệu tăng, thời tiết bất thường... khiến giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng theo. Người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu

 

Trong tháng 10-2010, đại diện các siêu thị Co.opMart, Citimart, Maximark... ở TPHCM đã nhận được khá nhiều đề xuất tăng 5%-10% giá các nhóm hàng thực phẩm, phi thực phẩm, bánh kẹo, quần áo, nhôm nhựa... của nhà cung cấp. Mức giá mới sẽ áp dụng từ tháng 11-2010.

Giá thực phẩm ngày càng tăng khiến các bà nội trợ phải cân nhắc tính toán khi đi mua sắm. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Tăng giá dắt dây
 
Do ảnh hưởng tỉ giá và nguyên liệu tăng, chắc chắn giá hàng hóa sẽ tăng theo. Nhóm hàng nhập khẩu vừa tăng giá, hàng sản xuất trong nước sử dụng nguyên liệu nhập khẩu cũng tăng theo và những mặt hàng còn lại cũng lần lượt điều chỉnh.
 
Ông Huỳnh Hữu Tuấn, quản lý siêu thị Citimart Bình Thạnh, cho biết khi giá bánh, kẹo ngoại và đường tăng, mới đây, Công ty Kinh Đô đã thông báo điều chỉnh giá một số mặt hàng, Công ty Trung Nguyên cũng báo tăng 5%-10%. Công ty Unilever vừa tăng giá 5% thì  P&G cũng lập tức cung cấp hàng nhỏ giọt (tuy chưa tăng giá). Một số mặt hàng gạo, dầu ăn... tăng thì nước tương, nước mắm cũng nhích lên 5%.
 
Nhiều công ty kinh doanh gas cho biết từ ngày 1-11, giá gas bán lẻ trên thị trường trong nước sẽ tăng từ 25.000 đồng/bình 12 kg do giá gas thế giới giao tháng 11 tăng 92,5 USD, lên 787,5 USD/tấn và tỉ giá đang “nóng”. Giá gas tới tay người tiêu dùng sẽ tăng lên từ 297.000 đồng/bình 12 kg. Trong khi đó, dù hiện đang vào vụ mía đường nhưng giá đường bán buôn vẫn được đẩy lên 18.000 - 19.000 đồng/kg (tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với tháng 9).
 
Nhóm hàng vật liệu xây dựng cũng đua nhau tăng giá. Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thép Việt, cho rằng sở dĩ giá thép chưa tăng trong thời gian qua là do sức tiêu thụ trong tháng 9 và tháng 10 quá yếu, giảm đến hơn 30% so với những tháng trước và các doanh nghiệp chấp nhận lỗ để kích thích sức tiêu thụ. Tuy nhiên, với giá USD tăng quá “nóng” như hiện nay, họ không thể cầm cự nổi, mỗi tấn thép sản xuất ra lỗ 200.000 - 300.000 đồng. Do đó, đầu tháng 11 này, giá thép trong nước sẽ được điều chỉnh tăng từ 150.000 - 200.000 đồng/tấn, sau đó sẽ tăng tiếp thêm vài đợt đến khi nào có lãi. Giá xi măng đã tăng 3.000 đồng/bao, lên 70.000 đồng - 72.000 đồng/bao, từ 10 ngày trước.
 
Đau đầu cân đối chi tiêu
 
Bà Lê Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Quản lý - Kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức, cho biết dù lượng hàng về chợ khá nhiều, khoảng 3.000 - 3.500 tấn/đêm nhưng tại các chợ, giá rau, củ, quả vẫn đứng ở mức cao. Giá các loại thủy hải sản cũng tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg do ảnh hưởng mưa lũ ở miền Trung. 
 
Theo tính toán của các bà nội trợ, dù tiết kiệm tối đa nhưng mỗi tháng chi phí cho ăn uống, tiêu dùng cơ bản hiện đã tăng thêm 600.000 - 1 triệu đồng. Chị Thanh Nhàn, nhà ở  huyện Bình Chánh - TPHCM, cho biết: “Nhà chỉ có vợ chồng, trước đây tiền chợ 50.000 đồng/ngày nhưng gần đây phải tốn 70.000 - 80.000 đồng mà chất lượng vẫn không bằng. Tôi làm món bò bít-tết đãi chồng, mua mỗi thứ vài lạng đã hơn 60.000 đồng. Đó là chưa kể đến tiền gas, gia vị...”.
 
Đối với những gia đình thu nhập thấp, công nhân lao động, bữa ăn vốn khiêm tốn nay càng teo tóp. Chị Hoài, nhân viên một công ty thực phẩm ở KCN Vĩnh Lộc – TPHCM, than: “Trước giờ, công nhân tụi tôi hay nói vui với nhau là “đói ăn rau” nhưng giờ đến rau cũng phải ăn nhín. Rau, củ, cá, tôm, dầu ăn, nước mắm, gia vị, bột giặt, dầu gội..., thứ nào cũng tăng giá. Đến như hành, ớt, trước đây người bán thường cho kèm rau, củ nhưng giờ phải mua. Ngày nào tôi và mấy chị bạn cùng xóm trọ cũng đi loanh quanh mấy vòng chợ, suy đi tính lại hồi lâu mà vẫn không chọn được món hợp túi tiền!”.
 
 
 
                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục