Những “cú nhảy” bất ngờ của lãi suất thời gian gần đây khiến không ít người dân và doanh nghiệp lo lắng. Trên thực tế, độ co, dãn của lãi suất sẽ tác động ngay và trực tiếp đến nền kinh tế, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, việc điều hành lãi suất theo xu hướng nào dường như vẫn còn nhiều tranh cãi.

 

Chấp nhận tăng lãi suất?

Thực hiện  Nghị quyết số 18/NQ-CP, ngày 6.4.2010 và Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 7.5.2010 của Chính phủ về những viện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao, đạt tốc độ tăng trưởng 6,5%; căn cứ vào diễn biến thị trường tiền tệ từng thời điểm, Hiệp hội NH đã 4 lần tổ chức cuộc họp với các tổ chức hội viên để kêu gọi đồng thuận hạ lãi suất huy động và cho vay xuống mức phù hợp. Lần đồng thuận gần đây nhất của các tổ chức hội viên Hiệp hội NH là ngày 29.9.2010, các tổ chức hội viên tiếp tục đồng thuận giảm lãi suất huy động xuống còn 11%/năm, để dần tiến tới mục tiêu của Chính phủ là lãi suất đầu vào còn 10% và lãi suất đầu ra là 12%/năm.

Với sự hỗ trợ tích cực của NHNN về chính sách tiền tệ và sự đồng thuận nghiêm túc của các tổ chức hội viên Hiệp hội NH VN, mặt bằng lãi suất huy động trong những tháng qua luôn duy trì tương đối ổn định; mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường từ mức trung bình 17 -18% đầu năm, đến nay mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến ở mức 13-14%/năm, thậm chí nhiều NH công vố lãi suất cho 3 đối tượng thuộc diễn ưu tiên của Chính phủ còn 11,5 – 12%/năm, nhiều DN đã tiếp cận được nguồn vốn của NH để phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, theo thông tin từ cuộc họp báo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia ngày 4.11 cho biết: “Chính phủ chủ trương để lãi suất tiền đồng vận hành theo cơ chế thị trường, thay vì yêu cầu các NH hạ lãi suất để hỗ trợ DN như trước đây”. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận lãi suất trên thị trường tăng lên.

Ai chịu trách nhiệm điều hành lãi suất?

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo của Hiệp hội NH VN cho biết rất băn khoăn khi nhận được thông tin chỉ đạo trên. Lãnh đạo này cho hay, những thông tin đó có tác động rất lớn đến họat động của các tổ chức hội viên Hiệp hội NH. Chính vì vậy, Hiệp hội NH cũng đã chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo. Có mấy điểm mà các thành viên thuộc Hiệp hội NH đang thắc mắc:

1. Việc công bố thông tin liên quan đến họat động NH có phải là chức năng của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia không vì từ trước đền nay, việc công bố thông tin liên quan đến hoạt động NH là chức năng của NHNN.

2. Nếu đúng như Ủy ban Giám sát đã công bố: Chính phủ chủ trương để lãi suất tiền đồng vận hành theo cơ chế thị trường, thay vì yêu cầu các NH hạ lãi suất để hỗ trợ DN như trước đây. Điều này có nghĩa Nghị quyết số 18 và 23 của Chính phủ về việc giảm dần lãi suất sẽ không còn hiệu lực nữa, Chính phủ sẽ thả nổi lãi suất. Nếu đúng như vậy, Hiệp hội NH VN sẽ tổ chức thông báo cho các Tổ chức hội viên việc đồng thuận giảm lãi suất của Hiệp hội NH VN sẽ hết hiệu lực và các NHTM tự quyết lãi suất huy động và lãi suất cho vay theo lãi suất thỏa thuận.

Lãi suất cho vay ở mức 15-17%, theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đó là mức lãi suất DN chấp nhận được. Các thành viên Hiệp hội NH chất vấn: Điều đó có đúng với nguyện vọng của các DN không, và có giúp các DN giảm chi phí, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh không?

Hiện nay, trên thị trường tiền tệ đang tương đối ổn định, lãi suất vẫn có lợi cho người gửi (11% +khuyến mãi) vẫn là lãi suất thực dương so với lạm phát dù có lên đến 9%. Hơn nữa, lãi suất cho vay đã giảm theo xu hướng tích cực có lợi cho DN. Vậy, việc thả nổi lãi suất lúc này các mặt tích cực đó có còn giữ được không? Hay các NHTM lại vào cuộc tranh đua lãi suất mới, gây mất ổn định thị trường tiền tệ.

Theo Hiệp hội NH VN, khi Chính phủ đã có giải pháp can thiệp tỉ giá và vàng chính là đã có giải pháp hỗ trợ cho lãi suất VND. Vì vậy, theo chúng tôi không nên có động tác làm cho lãu suất bị xáo trộn trong lúc này, vì theo thống kê của NHNN trong tháng 10 tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng.

Còn nếu Chính phủ tuyên bố cho phép thực hiện ngay lãi suất thỏa thuận như đúng thông báo của Ủy ban Giám sát tài chính thì Hiệp hội NH sẽ gỡ bỏ ngay đồng thuận và không chịu trách nhiệm về sự mất ổn định của thị trường tiền tệ trong những tháng giáp tết.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hồ Trọng đã hoàn thành hệ thống đập tràn
Kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước, nhân dân xã Yên Trị (Yên Thuỷ) đóng góp ngày công để sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông nông thôn
Giá nhiều loại thuốc đua nhau tăng khiến người bệnh thêm khốn khó

Than càng đen, càng lấp lánh

Chỉ vài năm nữa, mỏ than Hà Lầm sẽ dừng khai thác lộ thiên, trong khi than hầm lò ở độ sâu âm 50 mét cũng bắt đầu cạn kiệt. Thợ mỏ Hà Lầm đã đột phá vào lòng đất, mở ra một khai trường mới ở độ sâu âm 300 mét. Nhưng để duy trì sản lượng mỗi năm 2,5 triệu tấn "vàng đen" từ hầm lò sâu nhất nước này, những người thợ mỏ phải được nâng cao kỹ năng khai thác, được hỗ trợ bởi thiết bị, công nghệ tiên tiến và quan trọng hơn là chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn nữa, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Vì sao tiền xu khó lưu thông?

Tiền xu không chỉ bị "ruồng bỏ" trong trao đổi thương mại hằng ngày. Ngay cả trong các hoạt động quyên góp từ thiện, người nhận tiền cũng chẳng mấy mặn mà. Nguyên nhân tại sao ?

Chủ động ổn định thị trường vàng và tiền tệ

Thị trường tài chính tiền tệ, lãi suất, vàng USD trải qua một tuần nhiều biến động gây không ít hoang mang cho người dân và doanh nghiệp. Đến cuối tuần này, các thị trường này đã hạ nhiệt được phần nào khi những giải pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát huy tác dụng. Tuy nhiên, liệu các cơn sốt này có dứt hẳn hay sẽ tái diễn...

Cao Phong: Nông dân phấn khởi bước vào vụ thu cam

(HBĐT)- Cam Cao Phong năm nay được giá. Vùng đất Cao Phong sôi động bước vào vụ cam. Thương lái Cao Phong tấp nập đặt hàng. Người trồng cam hồ hởi. Nhiều gia đình có tiền trăm triệu, tiền tỷ. Chất lượng, uy tín, thương hiệu Cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường.

Giải ngân vốn xây dựng cơ bản – những “nút thắt” chưa được tháo gỡ

(HBĐT) - Sự ổn định về giá cả và các quy định đầu tư, sự chuẩn bị tích cực từ phía các chủ đầu tư, kế hoạch phân bổ vốn chủ động và linh hoạt… Đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản (XDCB) của tỉnh ta trong 9 tháng năm 2010 đạt khá hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước. Tuy nhiên, khi nhìn thẳng vào việc giải ngân vốn XDCB, không khó để nhận thấy những “nút thắt” chưa được tháo gỡ.

Mô hình thâm canh ngô lai chịu hạn tại xóm Tân Sơn

(HBĐT) - Ngày 11/11, tại xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn (huyện Đà Bắc), Trung tâm Giống cây trồng Hòa Bình và Chi Cục Định canh - Định cư tỉnh tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình thâm canh ngô lai giống mới chịu hạn MB69. Mô hình có 18 hộ tham gia, trên diện tích 5,5 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục