Lãi suất cao sẽ là yếu tố tác động bên ngoài dội vào khiến tình trạng khó khăn của doanh nghiệp tăng theo cấp số nhân

Chưa đầy hai tuần sau khi Ủy ban Tài chính thừa ủy quyền của Chính phủ công bố thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát và giảm sức ép cho tỉ giá, lãi suất ngân hàng (NH) đã biến động mạnh ngoài mức dự báo của giới chuyên môn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đạt lợi nhuận 20% để trả lãi vay ngân hàng. Trong ảnh: Sản xuất thực phẩm chế biến tại Công ty Việt Hương. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Lợi nhuận tỉ lệ nghịch với lãi suất
 
Mặc dù các NH cam kết đồng thuận lãi suất huy động 12%/năm song trên thực tế, lãi suất huy động đã lập đỉnh 13,5%/năm vào chiều 19-11, chưa kể khuyến mãi. Đỉnh này được thiết lập bởi NH Thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội khi quyết định điều chỉnh lãi suất tiết kiệm bậc thang tăng lên 13,5%/năm cho các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 13 tháng.
 
Lãi suất cho vay cũng đồng loạt đẩy lên 16%-19%/năm vào thời điểm gần Tết Nguyên đán khiến nhiều doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN vừa và nhỏ, lâm vào cảnh khó khăn. Từ trạng thái không tiếp cận được nguồn vốn vay vì không phải đối tượng được ưu tiên, các DN vừa và nhỏ chuyển sang trạng thái có vốn mà không dám vay vì quá đắt, không có khả năng trả được lãi.
 
Đại diện một DN vừa và nhỏ hoạt động lâu năm trong ngành in ở Hà Nội than thở: Mấy tháng trước, lãi suất 12%/năm cộng chút đỉnh phí thành hơn 13%/năm, DN còn hoạt động cầm chừng để giữ mối trên thị trường. Nhưng lãi suất tăng  lên 16%-19% là quá sức chịu đựng. Trong hoàn cảnh kinh tế mới hồi phục như hiện nay, DN khó có thể đạt lợi nhuận 20% để trả lãi vốn vay cao như vậy. 
 
Năm 2008 đã từng có thời điểm lãi suất huy động tăng từng giờ rồi đạt đỉnh cao 20%/năm. Nhưng mức huy động này chỉ được thực hiện chớp nhoáng trong vài giờ bởi sau đó có sự can thiệp cần thiết của NH Nhà nước. Cùng với đợt tăng phi mã này và đỉnh cao là suy thoái kinh tế năm 2008, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định đó là quá trình sàng lọc đối với cộng đồng DN, loại bỏ những “tế bào yếu” cho một cơ thể muốn phát triển khỏe mạnh.
 
Vòng luẩn quẩn
 
Nhưng một số chuyên gia kinh tế khác lại cho rằng nếu sự sàng lọc này kéo dài và lặp đi lặp lại với những đợt tăng lãi suất mới sẽ đẩy cộng đồng DN đến chỗ phá sản, trước hết là DN vừa và nhỏ.
 
Hầu hết các DN hiện nay đều than phiền về khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức. Nghiên cứu của CIEM cũng chỉ rõ có đến 75% tổng số DN vừa và nhỏ của VN phải đi vay vốn từ nguồn phi chính thức với lãi suất có thể lên tới 5%-6%/tháng để tồn tại và phát triển. Từ hạn chế vốn, DN càng khó tìm được mặt bằng sản xuất và rơi vào vòng luẩn quẩn: Thiếu vốn không thể thuê, mua đất làm mặt bằng sản xuất và không có đất tức là không có tài sản thế chấp để vay vốn.
 
TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, cho rằng mặt bằng lãi suất quá cao là trở ngại lớn đối với các DN vừa và nhỏ vì bản thân các DN này đã gặp nhiều khó khăn nội tại do trình độ phát triển, quá trình tích tụ còn nhiều hạn chế. Tình trạng này sẽ khiến các DN rút vào cố thủ, không phát triển sản xuất - kinh doanh để tránh những rủi ro lớn có thể gặp phải. Và như vậy sẽ ảnh hưởng đến giải quyết công ăn việc làm trong xã hội và tăng trưởng kinh tế nói chung.
 
                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người tiêu dùng TP Hòa Bình quan tâm đến chất lượng hàng Việt.
Không có hình ảnh

An toàn để thành công

(HBĐT) - Năm 2002, HTX vận tải 3-2 chuyển đổi thành Công ty TNHH vận tải xây dựng 3-2 hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với vài đầu xe. Với phương châm hoạt động hạnh phúc của chúng ta là an toàn, niềm vui của chúng ta do khách hàng mang lại, trong những năm qua, Công ty trở thành đơn vị vận tải có uy tín trên toàn tỉnh

Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin

Ngày 18/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 2108/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với mục tiêu của Đề án nhằm sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển.

Dệt may ngoạn mục vượt khủng hoảng

Phát biểu tại Đại hội lần thứ IV của Hiệp hội Dệt May VN (Vitas) tổ chức ngày 18-11 ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã biểu dương ngành dệt may dù gặp khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng vẫn đứng vững và đạt kim ngạch xuất khẩu cao.

Hoàn thiện phương án nguồn vốn tín dụng cho sinh viên

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các cơ quan liên quan phải hoàn thiện phương án nguồn vốn cho vay đối với chương trình tín dụng cho HSSV trước ngày 25.11.

Triển khai Đề án phát triển thị trường tiền tệ - Chuyển dần từ điều tiết khối lượng sang điều tiết lãi suất

Ngày 18-11, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức hội thảo triển khai Đề án phát triển thị trường tiền tệ (TTTT) Việt Nam. Đề án là cơ sở nâng cao vai trò của NHNN trong việc quản lý, giám sát TTTT, tạo điều kiện để TTTT trở thành kênh bán buôn vốn ngắn hạn và dự trữ thứ cấp đồng thời là kênh truyền dẫn hiệu quả, chuyển tải các tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đến thị trường.

Xây dựng sàn giao dịch kết nối cung - cầu nông nghiệp thực phẩm tại tỉnh ta

(HBĐT) - Xây dựng và phát triển một hệ thống sàn giao dịch trực tuyến tại 11 huyện, thành phố nhằm kết nối cung - cầu các sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh. Đây là ý tưởng đang được Hội Nông dân (HND) tỉnh từng bước hiện thực hóa thông qua đề án “Xây dựng hệ thống sàn giao dịch kết nối cung - cầu nông nghiệp thực phẩm tại tỉnh Hòa Bình”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục