Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 của Hà Nội và TPHCM tăng 1,93% và 1,73% so với tháng trướcTheo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của Hà Nội tăng 1,93% so với tháng trước, mức tăng cao nhất trong 9 tháng trở lại đây. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI của Hà Nội đã tăng 11,41%.

 
Cục Thống kê TPHCM cũng công bố CPI  tháng 11 tăng 1,73% so với tháng trước; tăng 7,84% so với tháng 12-2009 và tăng 9,13% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao kỷ lục từ đầu năm đến nay và cao hơn cả CPI trong tháng Tết vừa qua.
 
Bỏ xa con số mục tiêu
 
Tại Hà Nội, 10/11 nhóm hàng có CPI tăng so với tháng 10. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng mạnh với mức tăng 3,98% và 2,28%. Đặc biệt, mặt hàng lương thực thuộc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng đến 6,26%.
 
Tại TPHCM, CPI của tất cả nhóm hàng hóa, dịch vụ chính đều tăng so với tháng trước và có đến 8/11 nhóm tăng trên 1%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng đến 2,76%, giá lương thực tăng mạnh ở hầu hết các mặt hàng.
 
Giá thực phẩm cũng tăng khá... Theo dự báo của Cục Thống kê TPHCM, từ nay đến Tết Nguyên đán, giá thực phẩm có khả năng tăng cao do sức ép của mưa lũ, dịch bệnh diễn biến bất lợi ở nhiều địa phương trong cả nước.
 
PGS – TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – Tiền tệ quốc gia, cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến CPI tháng 11 tăng cao là do tác động của giá vàng, USD tăng mạnh; nền kinh tế bị đô la hóa cao nên USD tăng làm giá tăng; lãi suất tăng làm chi phí sử dụng vốn vay tăng, giá thành sản xuất tăng... Sang tháng 12, bắt đầu vào mùa mua sắm Tết, CPI có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh.
 
 
           Thủy sản tăng giá mạnh trong thời gian qua. Ảnh: Hồng Thúy


Theo các chuyên gia kinh tế, CPI tháng 11 đã tăng “khủng” nhưng không nằm ngoài dự báo. Với CPI của 2 TP lớn cao như vậy, CPI của cả nước trong tháng 11 dự báo không thể dưới 1,8%.
 
CPI 11 tháng có thể lên đến trên 9% và dự tính cả năm 2010 có thể là 11%. Với con số thực tế này, CPI sẽ bỏ xa mục tiêu của Quốc hội đặt ra là kiềm chế lạm phát dưới 7% trong năm 2010 và cả mục tiêu do Chính phủ đặt ra hồi tháng 4 là kiềm chế lạm phát dưới 8%.
 
Cần hạ lãi suất, tăng kiểm soát...
 

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, Viện Kinh tế xã hội Hà Nội:

Cần biện pháp hỗ trợ kịp thời

Đến thời điểm này đã nhận thấy rõ mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% là không thể song CPI nhiều khả năng vẫn ở mức một con số. Bên cạnh sự nỗ lực trong công tác bình ổn giá của các địa phương, Chính phủ cần tập trung các biện pháp hỗ trợ kịp thời như giảm xuất khẩu gạo để giá gạo không tăng, chỉ đạo  các địa phương bình ổn giá các mặt hàng quan trọng như lương thực thực phẩm và rau xanh. Bên cạnh đó, cần mở cửa cho nhập khẩu nhiều hơn, kể cả nhập khẩu vàng. Động thái này sẽ khiến giá vàng trong nước gần với giá thế giới, giúp người dân không chịu ảnh hưởng lớn về tâm lý tăng giá vàng, không tạo môi trường cho hoạt động đầu cơ, từ đó, các mặt hàng khác cũng bớt nóng theo. Điều hành giá phải là tổng hợp các biện pháp liên quan.

Hà Nội đã chi 45 tỉ đồng cho hàng bình ổn giá và đang phát huy hiệu quả. Nếu Hà Nội và TPHCM làm tốt công tác bình ổn giá, CPI cả nước sắp tới sẽ đỡ căng thẳng.

T.Hà ghi

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng yếu tố góp phần đẩy CPI lên có phần do các chính sách tài khóa, tiền tệ không phù hợp như tung quá nhiều tiền ra thị trường thông qua các dự án đầu tư dàn trải, thất thoát lớn; thả lỏng lãi suất lên quá cao, đẩy chi phí đầu vào sản xuất lên cao (lãi suất lên đến 17% - 20%); việc siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát phản tác dụng vì lãi suất leo thang, doanh nghiệp (DN) khó tiếp cận vốn và phải trả chi phí đầu vào cao...  đã kéo CPI “leo” theo...
 
Ngay lúc này, Chính phủ cần nhanh chóng hạ lãi suất thông qua việc Ngân hàng (NH) Nhà nước chiết khấu hay cho NH thương mại vay vốn lãi suất thấp để NH cho DN vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cần nhanh chóng có giải pháp để kiểm soát, kìm giá.
 
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề quan trọng hiện tại là quyết tâm thực hiện của các địa phương, các ban, ngành chức năng. Theo PGS – TS Trần Hoàng Ngân, các địa phương, ban, ngành phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm những vi phạm về quản lý giá, tình trạng đầu cơ tích trữ. Bên cạnh đó, phải có chính sách hỗ trợ về vốn cho các DN sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. 
 
TS Lê Thẩm Dương, Trường Đại học NH TPHCM, cho rằng trước mắt, phải ưu tiên tập trung kiểm soát giá hàng Tết. Hiện hàng hóa đang có dấu hiệu ách tắc, giới đầu cơ không đầu cơ vàng, chứng khoán, địa ốc mà chuyển sang đầu cơ hàng hóa.
 
Trách nhiệm của Bộ Công Thương thời điểm này là rất quan trọng, phải nhanh chóng kiểm soát đầu cơ; làm chủ, khơi thông nguồn hàng để hạn chế tình trạng giá tăng vô tội vạ.
 
Ngoài ra, cần khôi phục niềm tin của xã hội vào thị trường thông qua việc công khai thông tin số liệu cho người dân được biết (chẳng hạn lượng hàng bao nhiêu, nhu cầu xã hội là bao nhiêu...).
 
Song song đó, cần chấp nhận giá cao ở một mức nào đó theo đúng quy luật cung – cầu. Giá nguyên liệu, lãi suất tăng, thiên tai lũ lụt... thì giá không thể không tăng.
 
 
 
                                                                                Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhờ sự ủng hộ của người dân trong GPMB, thị trấn Mai Châu đã phát triển du lịch làng nghề.
Gia đình chị Bùi Thị Bảo, xóm Chiêng II chăm sóc khoai tây mới trồng
Khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng CSXH tỉnh.

Tự hào gạo xuất khẩu Việt Nam

Hội nghị lúa gạo quốc tế (IRC) lần thứ ba do Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức tại Hà Nội ngày 9-11-2010 đã đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc góp sức bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Với sản lượng lúa chiếm hơn 90% số sản lượng các cây lương thực có hạt, Việt Nam đang trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Doanh nghiệp “cố thủ”

Lãi suất cao sẽ là yếu tố tác động bên ngoài dội vào khiến tình trạng khó khăn của doanh nghiệp tăng theo cấp số nhân

Nhiều doanh nghiệp “ăn theo” để xả hàng tồn

Mặc dù đã diễn ra được 2/3 thời gian của Tháng khuyến mãi Hà Nội 2010, nhưng vẫn còn nhiều vi phạm cần phải xử lý xung quanh các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp.

Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn - “cầu nối” giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng

(HBĐT) - Chưa có thống kê chính xác về những giá trị kinh tế mà cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mang lại, song thực tế một năm qua, cuộc vận động với chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” đã trở thành một trong những giải pháp kích cầu tiêu dùng hiệu quả, đáp ứng mong đợi của các nhà sản xuất, doanh nghiệp.

Giá hàng hoá tiếp tục biến động

(HBĐT) - Ngoài lý giải hàng hoá không lưu thông do bão lụt tại miền Trung thì việc chuẩn bị tăng lương và giá vàng, đô la tăng đến “chóng mặt” cũng là nguyên nhân khiến cho hàng hoá thời gian gần đây càng trở nên đắt đỏ. Các chỉ số thị trường cho thấy, giá các mặt hàng thiết yếu biến động hàng ngày theo chiều hướng tăng mà chưa hề giảm hay đứng giá. Dự báo cho đến cuối năm, đây chưa phải đợt tăng giá cuối cùng.

BHXH huyện Lạc Thuỷ quản lý tốt nguồn thu

( HBĐT) - Nhờ không ngừng ổn định tổ chức bộ máy, tăng cường học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, BHXH huyện Lạc Thuỷ đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, nhất là quản lý thu BHXH. Trong những năm qua, đơn vị đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, thường xuyên đạt và vượt các chỉ tiêu về thu BHXH, BHYT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục