Nhu yếu phẩm - nhóm hàng có mức tăng giá cao.

Nhu yếu phẩm - nhóm hàng có mức tăng giá cao.

Số liệu thống kê về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 11 và 11 tháng của năm 2010 mới được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24.11 cho thấy, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% đã không thực hiện được.

 

Thậm chí, ngay cả mục tiêu kiềm chế chỉ số này ở mức dưới hai con số mà các cơ quan quản lý kinh tế đưa ra cũng khó có thể đạt được.    

CPI lại tăng mạnh

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, CPI của tháng 11.2010 đã tăng tới 1,86% so với tháng trước và là tháng có mức tăng CPI cao thứ hai trong năm (tháng 2.2010 CPI tăng 1,96% là mức tăng cao nhất do vào thời điểm Tết Nguyên đán). Nếu so sánh với số liệu thống kê thì mức tăng CPI của tháng 11.2010 với cùng tháng của liên tục 15 năm qua, mức tăng CPI của tháng này đã chiếm vị trí cao nhất. Còn nếu so với thời điểm cuối tháng 12.2009, sau 11 tháng CPI đã tăng tới 9,58% và đã tăng tới 11,09% so với cùng kỳ năm trước.

Điều làm dư luận quan tâm là mức tăng CPI của 11 tháng đã làm vỡ kế hoạch của các nhà quản lý kinh tế - với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8% - dù mục tiêu này đã được điều chỉnh và có nguy cơ phá vỡ mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức một con số. Bởi chỉ nhìn vào tốc độ trượt của CPI liên tục trong 3 tháng qua đều ở mức 1% là một điều khác thường. Cụ thể: Tháng 9 tăng 1,31%, tháng 10 tăng 1,05% và tháng 11 tăng tới 1,86% đã đẩy CPI từ đầu năm đến nay lên tới mức 9,58%. Với những yếu tố làm tăng giá hàng hoá, trong đó có giá nguyên liệu đầu vào tăng do áp lực tăng giá nguyên liệu của thị trường thế giới, tỉ giá USD/VND thay đổi... sẽ là những yếu tố làm cho mức tăng CPI cả năm khó có thể nằm ở mức một con số.

Lương thực, thực phẩm - nhóm hàng có mức tăng giá rất cao. 	Ảnh: Kỳ Anh
Lương thực, thực phẩm - nhóm hàng có mức tăng giá rất cao. Ảnh: Kỳ Anh

Đâu là nguyên nhân?

Lý giải về nguyên nhân khiến CPI tăng bất thường, nhiều ý kiến đều cho rằng, đây là hệ quả của việc nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ vốn được áp dụng khá hiệu quả giai đoạn đầu năm. Cụ thể, cho đến hết tháng 10.2010 tín dụng cho vay đối với nền kinh tế đã tăng 22,5% so với thời điểm cuối năm 2009 và rất có khả năng vượt chỉ tiêu 25% đã đề ra.

Mặt khác, tổng phương tiện thanh toán hiện nay đã tăng tới 21,29%, vượt chỉ tiêu 1,29% cả năm đã làm cho lượng tiền đưa vào lưu thông tăng mạnh. Việc giá vàng, giá USD trong những tháng vừa qua tăng vọt đã làm cho người dân và cả giới đầu cơ đẩy một lượng lớn tiền mặt vào lưu thông để tìm nơi “trú ẩn” an toàn cũng được coi là nguyên nhân làm biến động mạnh CPI liên tiếp trong những tháng vừa qua.

Bên cạnh đó, việc mưa lũ liên tiếp khu vực miền Trung những ngày vừa qua gây cản trở lưu thông hàng hoá, tạo nên tình thế thiếu hụt hàng hoá tiêu dùng cục bộ, cùng với việc mua gom hàng hoá chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán đã là những nguyên nhân đẩy chỉ số giá hàng hoá tiêu dùng lên cao, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng tới 3,45% so với tháng trước. Trong đó, mặt hàng lương thực tăng 6,02%, thực phẩm tăng 3,27%..., đây là điều sẽ ảnh hưởng tới số đông người dân và cán bộ, công nhân viên sống dựa vào tiền lương.

Sự biến động tỉ giá USD/VND đã làm cho giá cả hàng loạt mặt hàng như phân bón, sắt thép, gas... đồng loạt tăng giá đã làm cho chỉ số giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng tới 1,74%..., đây là những nhóm hàng đã làm cho CPI tăng vọt và sẽ còn tiếp tục tăng nữa trước áp lực tăng giá của hàng loạt mặt hàng đầu vào có tác động mạnh đến nền kinh tế đang đồng loạt thông báo đòi tăng giá như điện, than, phân bón, thức ăn gia súc... Cùng với việc CPI tăng cao, nhiều chuyên gia rất lo ngại trước khả năng có thể hình thành mặt bằng giá mới. 

 

                                                                           Theo Báo Laodong

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục