Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

(HBĐT) - “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956), có thời gian thực hiện dài, yêu cầu đông đảo lực lượng trong xã hội tham gia và số lao động sau đào tạo có việc làm đạt tỷ lệ cao. Vì vậy, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và lực lượng khác trong xã hội, đặc biệt là người lao động” .

 

Ông Nguyễn Thanh Thuỷ, Phó GĐ Sở LĐ – TB&XH cho biết: Nhằm khởi động Đề án 1956, các cơ quan chức năng của tỉnh đã khảo sát trên 159.000 hộ nông dân. Qua khảo sát, thống kê năng lực của 24 cơ sở đào tạo dạy nghề, nhu cầu tiếp nhận của trên 1.700 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, nhu cầu đào tạo nghề hàng năm bình quân của tỉnh là 11.000 lao động. Mới đây, ngành LĐ -TB&XH đã phối hợp tổ chức hội thảo khảo sát để triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn thí điểm tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Nhân Nghĩa là xã thuộc khu vực 2, có 1.251 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo tương đương 23,8%, lực lượng lao động chiếm 58,5%, tập trung 70% ở khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mới đạt trên 10%.

 

Ông Bùi Văn Vưn, Chủ tịch UBND xã Nhân Nghĩa cho biết: Từ trước đến nay, tỷ lệ lao động được đào tạo của xã qua chương trình đào tạo nghề cho lao động, người nghèo với các nghề như: may công nghiệp, nghề mây - giang đan, giang cọ, sửa chữa máy nông nghiệp, nuôi trồng nấm rơm, nấm sò, chăn nuôi lợn lấy thịt, sản xuất giống nông hộ, trồng các loại cây bí xanh, khoai lang, sắn...cùng một số nghề truyền thống khác. Một thực tế đặt ra là sau khi đào tạo, người nông dân không có việc làm hoặc có việc làm tại địa phương thì việc tổ chức sản xuất lại hạn chế, thiếu yếu tố đầu vào như vốn, giống, phân bón, kỹ thuật và các điều kiện sản xuất khác. Khi đã đạt được hiệu quả sản xuất nhất định lại khó khăn về thị trường tiêu thụ, thường xuyên bị ép giá...

 

Đây là những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956. Sau hội thảo tại xã Nhân Nghĩa đã lựa chọn được 2 nghề là trồng các loại nấm rơm và chăn nuôi để triển khai đào tạo, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào tháng 12/2010.

 

Theo Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH Nguyễn Thanh Thủy, Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó, đặt ra yêu cầu 80% lao động nông thôn có việc làm. Đề án  nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn... Tỉnh đang tập trung triển khai Đề án 1956, thành lập BCĐ, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, đồng thời tổ chức triển khai các nội dung của đề án. Đặt mục tiêu mỗi năm đào tạo cho 11.000 lao động nông thôn, đến năm 2020 sẽ đào tạo 110.000 lao động.

 

Thực tế thí điểm ở một số địa phương các tỉnh khác cho thấy, đã có một số mô hình đào tạo phát huy hiệu quả, hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở chuyên dạy nghề mà còn huy động được “chất xám” của các viện nghiên cứu, trường đại học; huy động sự tham gia giảng dạy của những lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp, những nghệ nhân trong các làng nghề... Bản thân người nông dân, lao động nông thôn là những đối tượng được thụ hưởng chính sách cũng đã tích cực ủng hộ chủ trương của Chính phủ, từ việc đưa ra nhu cầu học nghề của mình đến tham gia đầy đủ vào các khóa đào tạo. Họ thấy đây là những hoạt động thiết thực, đem lại lợi ích thật sự cho bản thân và gia đình.

 

Ông Nguyễn Thanh Thủy cho rằng, để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực sự hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, cần nắm chắc các nhu cầu của người dân ở từng địa phương và của doanh nghiệp thông qua điều tra, khảo sát nhu cầu. Thứ hai, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội... thì ở địa phương đó, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn. Thứ ba, do tính đa dạng vùng, miền và đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn nên tổ chức các khóa đào tạo phải linh hoạt về chương trình, hình thức, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt... Thứ tư, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.

 

 

                                                                                            Lê Chung

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục