Chiều 30.11, Bộ Công Thương đã họp báo việc triển khai bình ổn giá. Theo đánh giá chung thì một số mặt hàng vẫn đang giữ giá, nhưng trong tháng 12.2010 chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng từ 1,3 - 1,5%...

Đường, lương thực sẽ giữ giá

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, từ nay đến cuối năm 2010 và Tết Tân Mão, nguồn cung hàng hóa chắc chắn được đảm bảo đầy đủ. Các doanh nghiệp phân phối đã có sự chuẩn bị dự trữ hàng hóa cho đợt cao điểm mua sắm cuối năm ngay từ đầu tháng 10.2010. Cũng theo bà Thoa, bộ đã yêu cầu các sở công thương, các TCty, tập đoàn rà soát lại cân đối cung cầu những mặt hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, thép xây dựng và các hàng hóa phục vụ tết, không để xảy ra tình trạng khan hàng, “sốt” giá từ nay đến hết năm 2010 và quý I/2011.

Trong tháng 12.2010 chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng từ 1,3 - 1,5%.    Ảnh: Giang Huy
Trong tháng 12.2010 chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng từ 1,3 - 1,5%. Ảnh: Giang Huy

Còn theo Cục phó Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối - bà Trần Thị Miên - hiện nay một số mặt hàng chính như gạo, thịt, rau, đường không hề thiếu. Theo báo cáo, tổng lượng gạo đang còn trong kho lên tới 1 triệu tấn. Trong đó, các doanh nghiệp sẽ giao theo hợp đồng đã ký là 500.000 tấn, vẫn còn dư lại 500.000 tấn, đủ cung ứng cho thị trường. Đầu năm 2011, tiếp tục thu mua thêm 1,3 triệu tấn từ vụ hè thu. Như vậy, với lượng gạo đang có, kết hợp với lượng gạo thu hoạch, cam kết không tăng giá đột biến. Về mặt hàng đường, mặc dù đang vào mùa vụ sản xuất bánh kẹo, nhưng tháng tết, giá đường vẫn sẽ ổn định vì hiện nay lượng đường dự trữ rất lớn và một số DN đang cân nhắc việc nhập thêm, do vậy sẽ đáp ứng đủ cho thị trường không lo tăng giá đột biến.

Theo báo cáo hiện nay, hệ thống bán lẻ được mở rộng thông qua việc đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, nhiều chợ đầu mối, chợ nông thôn được củng cố hạ tầng. Một số địa phương như TPHCM đã có chương trình bình ổn thị trường năm 2010 và Tết Tân Mão - năm 2011, vốn hỗ trợ bình ổn 380,6 tỉ đồng; Hà Nội đã có phương án bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn với tổng vốn trên 500 tỉ đồng. Ngoài ra, bộ cũng đã ra kim ngạch nhập một lượng thịt từ nước ngoài, chiếm 5 - 6% trong tổng nhu cầu hàng năm. Tháng tết và tháng giáp tết, các Cty lớn đảm bảo cung ứng hàng đầy đủ. Bộ Công Thương cũng chỉ giữ nhiệm vụ đảm bảo cung - cầu nguồn hàng, trách nhiệm trong kiểm tra thị trường, chống găm hàng, đầu cơ. Còn người tiêu dùng nên cẩn trọng việc nhiều mặt hàng đang lấy cớ, dựa vào giá vàng, giá USD để thay đổi, gây sự bất ổn trong tâm lý.

Liệu pháp bình ổn có an toàn

Mục tiêu của chính sách bình ổn giá là để kiềm chế lạm phát, trong bối cảnh lạm phát đang tái diễn và có nguy cơ tăng cao từ nay đến cuối năm. Thực tế, trên thị trường giá vẫn diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng. Việc đạt được CPI dưới 2 con số là rất khó khăn vì trong tháng 12.2010, do nhu cầu tiêu dùng cao, nên dự báo chỉ số giá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng từ 1,3 đến 1,5%. Trước đó, tổng lượng mức bán lẻ hàng hóa trong 11 tháng đầu năm đạt 141.000 tỉ đồng - tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 14%. Đề cập tới việc tăng giá mạnh trong thời gian gần đây, Bộ Công Thương cũng khẳng định: “Việc tăng giá không phải do khan hiếm hàng hóa”. Bởi năm 2010, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu vượt tỉ lệ nhập khẩu, nguyên nhân vẫn là do giá thế giới thay đổi, khiến cho nguồn nguyên liệu nhập về tăng cao. Mặt khác, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng thừa nhận việc tăng giá đang xảy ra mạnh ở những mặt hàng chịu ảnh hưởng của đồng ngoại tệ, giá điện, giá gas hoặc thiên tai. Do vậy, cần tăng cường kiểm soát thị trường, đảm bảo cung ứng tốt những mặt hàng trọng yếu như xăng dầu, phân bón, sắt thép, giấy in, ximăng, gạo, dược phẩm..., đồng thời xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại.

                                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác

Các doanh nghiệp sản xuất ổn định đã bảo đảm nộp thuế cho Nhà nước
Không có hình ảnh
Nông dân thị trấn Lương Sơn chủ động chăm sóc cây rau màu vụ đông
Xã viên HTX nông nghiệp Khang Mời chăm sóc cây ngô đông trên đất 2 vụ lúa.

Nhập siêu 11 tháng năm 2010 ước khoảng 10,65 tỉ USD

Chiều 29.11, trong buổi họp giao ban xuất nhập khẩu tháng 11, Bộ Công thương đã công bố con số nhập siêu 11 tháng đầu năm 2010 là 10,65 tỉ USD. Tỷ lệ nhập siêu 11 tháng vẫn nằm dưới 20% mà Chính phủ đặt ra.

Doanh nghiệp Việt đang đối mặt với “cơn gió bão”

“Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với các cơn gió bão, họ cần phải mạnh lên, phải cơ cấu lại, tìm lại thế mạnh của mình và tạo ra những thế mạnh mới để có thể cạnh tranh được” - chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh khẳng định.

Gas “dỏm” đến tận nhà!

Một số cá nhân, tổ chức phát danh thiếp giao gas tận nhà có kèm theo khuyến mãi hấp dẫn. Nhiều người đã mua nhầm gas “dỏm”, bình gas 12 kg chỉ còn 5 - 6 kg

Vụ đông xuân 2011 tại miền Bắc: Thiếu nước nghiêm trọng

Miền núi và trung du phía bắc đang đối mặt với việc thiếu nước do hậu quả nghiêm trọng của đợt hạn hán trong năm 2010. Mực nước ở các hồ chứa đang ở mức báo động đỏ, các kênh mương nội đồng đang khô nứt do thiếu nước chứa. Các địa phương đang gấp rút triển khai mọi phương án chống hạn cho vụ lúa chủ lực này.

Dự án trung tâm thương mại Lương Sơn: Điểm nhấn trên đường xây dựng thị xã Lương Sơn

(HBĐT)- Lương Sơn hội tụ nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Là huyện cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hòa Bình với những lợi thế không phải huyện nào cũng có, Lương Sơn đang thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cả tỉnh có 8 KCN thì Lương Sơn đã có 3 KCN nằm trong quy hoạch các KCN quốc gia đang triển khai đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư.

Huyện Lạc Thủy nâng cao chất lượng giống cam

(HBĐT)- Trong các loại cây trồng ở huyện Lạc Thủy, cây ăn quả được xác định là một trong những lợi thế. Tuy nhiên, các loại cây ăn quả của huyện chủ yếu được trồng trong các vườn tạp, ít được cải tạo theo hướng thâm canh. Cho đến nay, cây ăn quả ở Lạc Thuỷ vẫn có sản lượng thấp, chất lượng chưa cao. Các loại cây ăn quả tương đối điển hình, mang lại lợi nhuận cao ở Lạc Thuỷ gồm: nhãn, vải, cam, quýt... với diện tích khoảng 200 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục