Nông dân xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn dự trữ lá mía làm thức ăn thô cho trâu, bò vụ đông.

Nông dân xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn dự trữ lá mía làm thức ăn thô cho trâu, bò vụ đông.

(HBĐT)- Đó là tinh thần quán triệt trong Công văn số 1035/SNN-CCTY ngày 4/11/2010 của Sở NN&PTNT gửi UBND các huyện, thành phố về việc chủ động triển khai các biện pháp phòng- chống đói, rét cho trâu, bò vụ đông xuân 2010- 2011. Đến thời điểm này, nhiều biện pháp đã được triển khai và bước đầu phát huy hiệu quả, giúp bà con nông dân chủ động hơn khi sắp tới phải đối mặt với các đợt rét đậm, rét hại đã được dự báo trước.

 

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương, năm nay có nhiều biến động bất thường về thời tiết, đặc biệt trong những tháng cuối năm, thời tiết hanh khô trên toàn miền Bắc. Tại tỉnh ta trong thời gian tới, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh dự báo sẽ xuất hiện một số đợt rét đậm, rét hại. Để chủ động khắc phục khó khăn và giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ đông xuân 2010 - 2011, Sở NN&PTNT đề nghị các huyệpháp quan trọng nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2010- 2011.

 

Triển khai nghiêm túc kế hoạch của ngành, ngay từ trung tuần tháng 9/2010, Chi cục Thú y đã tích cực đôn đốc hoạt động của hệ thống trạm thú y và mạng lưới thú y viên c0, Chi cục Thú y đã tích cực đôn đốc hoạt động của hệ thống trạm thú y và mạng lưới thú y viên cơ sở. Đến nay, kế hoạch phòng chống đói, rét và dịch bg đến địa bàn các xã, thị trấn., huy động sự vào cuộc của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và bước đầu phát huy hiệu quả khi tạo ra được những chuyển biến nhất định trong nhận thức của các hộ chăn nuôi.

 

 Nhà chị Bùi Thị Thiểu (xóm Đon, Mỹ Hoà, Tân Lạc) nuôi trâu đã gần chục năm nay. Những năm trước, chị thả rông cho trâu ăn cỏ ngoài đồng, chuồng trại chỉ che chắn tạm bợ. Nhưng hai năm gần đây, thời tiết rét đậm kèm theo sương muối khiến chị thực sự lo lắng cho sức khoẻ của đàn trâu và quyết định làm theo hướng dẫn của cán bộ thú y, che chắn chuồng trâu cẩn thận để tránh gió lùa và giữ ấm, đồng thời đánh cây rơm trước nhà và dự trữ lá mía để làm thức ăn thô cho trâu. Chị cho biết: Với sự chuẩn bị đó, nhà chị hoàn toàn yên tâm nếu sắp tới thời tiết có trở rét đột ngột và kéo dài.

 

Theo Chi cục Thú y, toàn tỉnh hiện có khoảng 115.000 con trâu, tăng 4,6% so cùng kỳ năm trước; tổng đàn bò khoảng 77.000 con, tăng 4%. Để bảo toàn thành quả của ngành chăn nuôi trong vụ đông xuân 2010 – 2011, đội ngũ thú y viên cơ sở đang tích cực bám sát địa bàn, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phù hợp, như che chắn chuồng trại, đảm bảo điều kiện vệ sinh cho chuồng trại, dự trữ thức ăn thô, chuẩn bị trấu, mùn cưa hoặc than củi để đốt sưởi giữ ấm cho trâu, bò trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông là thách thức lớn chi phối hiệu quả của công tác phòng- chống đói, rét cho trâu, bò vụ đông. Từ đầu vụ đến nay chưa xảy ra đợt rét đậm nào đáng kể nên nhiều hộ chăn nuôi càng vì thế chủ quan, lơ là, nhất là những hộ ở vùng sâu, vùng cao. Nắm bắt thực trạng này, đội ngũ thú y viên cơ sở thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động thông tin đến người chăn nuôi, giúp người dân kịp thời đưa trâu, bò từ nơi thả rông về chuồng, hạn chế tối đa rủi ro khi nhiệt độ xuống thấp. Ngành Thú y khẳng định: Nếu thực hiện theo đúng các biện pháp phòng- chống đói, rét và dịch bệnh đã được ngành hướng dẫn, các hộ chăn nuôi có thể yên tâm với sức khoẻ của đàn vật nuôi, bảo toàn được thành quả lao động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

 

 

                               

                                                                                            Phan Anh           

Các tin khác

Người nuôi cá tra và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ở ĐBSCL áp dụng theo tiêu chuẩn Global GAP.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Văn Nghĩa dồn sức chống hạn cho cây vụ đông

(HBĐT) - Đợt không khí lạnh tràn về cùng cơn mưa lất phất không đủ tưới mát cho đồng ruộng xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Nông dân xóm Tre, xóm ấm, Đổn, Đa... đổ ra đồng dồn sức chống hạn cho cây màu vụ đông. Hàng chục máy bơm dã chiến đang vận hành lấy nước từ đập tưới về đồng. Vợ chồng lão nông Quách Văn Nô ở xóm Tre cần mẫn mang nước từ con suối Cụt tưới mát cho ruộng bắp cải, su hào đang trong thời kỳ cần tập trung chăm sóc.

CCB xã vĩnh đồng giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Phòng, Chủ tịch Hội CCB xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cho biết: Hỗ trợ CCB phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập luôn được Hội CCB xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các hoạt động của Hội. Nhờ chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng các mô hình kinh tế, nhiều hội viên CCB đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

ODA tiếp tục là nguồn vốn quan trọng

Ngày 7-12, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2010 đã khai mạc tại Hà Nội, với sự tham dự của đông đảo các nhà tài trợ, các tổ chức song phương và đa phương, tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Điều chỉnh để... tăng?

Cuối năm, các tổ chức tài chính cần làm đẹp sổ sách nên sẽ tiếp tục nâng đỡ cổ phiếu, vì vậy khả năng sau điều chỉnh, thị trường sẽ xanh trở lại

Ximăng Bỉm Sơn vận hành dây chuyền hai triệu tấn

Ngày 7/12, tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Công ty cổ phần ximăng Bỉm Sơn đã khánh thành dây chuyền mới công suất 2 triệu tấn ximăng/năm.

Hà Nội đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP 12%

Ngày 7-12, HÐND thành phố Hà Nội khóa 13 khai mạc kỳ họp thứ 22 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2010, bàn phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; phân bổ nhiệm vụ thu, mức chi ngân sách thành phố giai đoạn 2011 - 2015; đánh giá công tác tổ chức Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Kỳ họp này cũng dự kiến thông qua một số nghị quyết chuyên đề về khung giá đất; mức thu phí, lệ phí; quy hoạch phát triển điện lực thành phố; chế độ đối với lực lượng công an xã... Ðồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tới dự và phát biểu ý kiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục