Tình hình trên nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và chất lượng nông thủy sản Việt Nam, khi chúng ta đã là quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới về cá tra và số 2 về lúa gạo…

 

  • Chờ thông tư

Đầu năm 2011, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4-11-2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo mới có hiệu lực. Như vậy phải mất hơn 1 năm Chính phủ mới ban hành Nghị định này. điều đó cho thấy, đã có một sự giằng co diễn ra mới đi đến mục đích cuối cùng là giải quyết hài hòa lợi ích doanh nghiệp (DN), nông dân với thương nhân thu mua, chế biến, cung ứng, và khuyến khích bà con yên tâm sản xuất.

Chế biến cá tra tại tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: CAO THĂNG

Tại cuộc họp về xuất khẩu gạo ngày 6-12 ở Long An do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức, địa phương và các DN cùng đề nghị Bộ Công thương nhanh chóng ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 109 nhằm chấn chỉnh tình trạng loạn xuất khẩu gạo, vì cho đến nay, vẫn có DN dù VFA khuyến cáo sẽ lỗ nếu xuất với giá đó, nhưng vẫn chấp nhận “lỗ vài lần để có thị trường…”. Gạo là mặt hàng xuất khẩu phải có điều kiện, tránh tình trạng tranh mua khi giá lên và bỏ mặc bà con khi giá xuống. Điển hình, giữa năm 2010, khi thị trường gạo trầm lắng, giá lúa giảm mạnh, lúa đầy đồng và nông dân không bán được, chỉ có 48 DN tự mua gạo tạm trữ trong khi có đến 264 DN tham gia kinh doanh xuất khẩu nhưng không mua lúa dự trữ.

  • Hiệp hội “gác cổng”

Nếu như mặt hàng gạo Việt Nam còn có đối thủ cạnh tranh và họ đã đi trước chúng ta một thời gian dài về việc xây dựng cơ sở hạ tầng sau thu hoạch thì với mặt hàng cá tra, Việt Nam đã chiếm 95% thị phần thế giới, đi trước hầu như mọi mặt: Con giống, công nghệ chế biến, thị trường… Do vậy, việc chấn chỉnh lại hoạt động xuất khẩu mặt hàng này nằm trong tổng thể về quy hoạch, nuôi, chế biến và tiêu thụ mà dự thảo về Nghị định nuôi, tiêu thụ cá tra đang được Tổng cục Thủy sản lấy ý kiến. Cá tra Việt Nam vừa “nổi đình nổi đám” khi WWF đưa vào Sách đỏ tiêu dùng ở 6 nước châu Âu với khuyến cáo thay đổi loại cá khác thay thế do vấn đề môi trường.

Nhưng nếu xét trên toàn cục, đó cũng chỉ là một trong những rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế sự xâm nhập quá mạnh của cá tra Việt Nam khi từ một con cá bản địa vùng hạ lưu sông Mekong, trở thành thức ăn hàng ngày của 124 quốc gia trên thế giới. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự VASEP, ở nhiều nước, DN tham gia xuất khẩu ngành hàng nào phải là hội viên ngành hàng đó. Hiệp hội phải có thực quyền nhằm xử lý quyết liệt với những DN cố tình làm ăn gian dối, làm mất uy tín cộng đồng DN và cả ngành nuôi cá tra, không thể tự do một cách vô tổ chức.

Na Uy, quốc gia xuất khẩu cá hồi số 1 thế giới là một điển hình về tổ chức hiệp hội. Họ quy định rất nghiêm ngặt, chỉ có DN trong hiệp hội ngành nghề mới được quyền xuất khẩu mặt hàng đó theo đúng quy chuẩn, nếu vi phạm sẽ bị loại khỏi hiệp hội. Điều này đồng nghĩa với việc DN ấy sẽ không được xuất khẩu mặt hàng này. Đó là sự chế tài mà các DN phải tuân thủ luật chơi. Malaysia và nhiều nước khác, các hiệp hội cũng có thực quyền để điều hành theo hướng “gác cổng” này.

Ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch VASEP cho rằng, một trong những việc cần phải làm là xây dựng và thống nhất giá sàn xuất khẩu để áp dụng và từ đó định giá mua cho người nuôi sao cho có lời, không thể tiếp tục để xảy ra tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu, làm bà con bất an

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục