Bản đánh giá cá tra và cá basa VN của WWF hết sức sơ sài, cẩu thả và như một báo cáo của học sinh
Tổn hại nghiêm trọng Ngày 9-12, tại cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc một số thành viên WWF tại một số nước châu Âu đưa sản phẩm cá tra VN vào danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010-2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Rất tiếc là các thành viên của WWF tại một số nước châu Âu đã đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tế về sản phẩm cá tra của VN”. Theo bà Nga, việc làm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới những người dân sống bằng nghề nuôi trồng, chế biến thủy sản ở VN cũng như người tiêu dùng ở các nước châu Âu, không có lợi cho mối quan hệ kinh tế - thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa VN và các nước châu Âu. Bà Nguyễn Phương Nga nêu rõ: “Chúng tôi yêu cầu WWF tại các nước này đưa cá tra của VN ra khỏi danh sách đỏ trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010-2011”. Bích Diệp |
Trong thông cáo gửi tới cơ quan báo chí ngày 9-12, WWF VN khẳng định: “WWF VN đồng ý với kiến nghị của Tổng cục Thủy sản trong lúc chờ đợi kết quả của đánh giá lại nên đưa cá tra, cá basa nuôi tại VN khỏi danh sách “không nên mua” (đỏ). Việc đánh giá trong tương lai cần được thực hiện với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan”.
19 câu hỏi của WWF 1. Hệ thống nuôi của loài có làm suy yếu nguồn cung cấp nước ngọt và/hoặc làm giảm chất lượng các thủy vực nước bởi vấn đề xâm nhập mặn? 2. Hệ thống nuôi của loài có yêu cầu làm thay đổi đất sử dụng/hoặc đáy biển?
3. Hệ thống sản xuất và thu hoạch có bảo đảm quyền lợi cho động vật và các quy định về giết mổ không?
4. Loài trong đánh giá này có lây truyền dịch bệnh thông thường và các dịch bệnh bùng phát ra các vùng xung quanh không?
5. Loài nuôi này có phụ thuộc vào nguồn cung thức ăn từ bên ngoài không?
6. Tỉ lệ khối lượng thức ăn bằng cá/trên khối lượng thành phẩm là bao nhiêu?
7. Tỉ lệ đạm và dầu (từ biển, rau, trên cạn) chiếm tỉ lệ lớn trong khẩu phần thức ăn có được nhận biết và có thể truy xuất được nguồn gốc không?
8. Tỉ lệ đạm và dầu từ nguồn thức ăn khai thác từ đánh bắt tự nhiên có được khai thác từ nguồn bền vững không?
9. Tỉ lệ rau, ngũ cốc trong phần lớn thức ăn có được cung cấp từ nguồn bền vững và có truy xuất nguồn gốc được không?
10. Có phải phần lớn hệ thống sản xuất phụ thuộc vào việc sử dụng hóa chất không?
11. Phần lớn hệ thống sản xuất thải trực tiếp ra hệ thống môi trường nước xung quanh?
12. Nguồn cá giống chủ yếu lấy từ đâu?
13. Có nguy cơ lan truyền dịch bệnh, ký sinh trùng ra các loài ngoài tự nhiên và môi trường xung quanh không?
14. Có nguy cơ thất thoát hay xâm nhập của loài ngoại lai từ hệ thống nuôi này không? Nếu có thì việc thất thoát có gây ra những ảnh hưởng bất lợi về mặt sinh thái không?
15. Nhìn chung, loại hình sản xuất này có gây ra các tác động bất lợi về mặt sinh thái cho các loài tự nhiên ngoài môi trường trong vùng không?
16. Các trại nuôi cá có tuân thủ theo các quy hoạch môi trường chiến lược (cụ thể là quy hoạch về không gian, quản lý tổng hợp vùng bờ, quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch năng lực tích lũy) không?
17. Có khung quy định để giải quyết các vấn đề sau đây không?: Quy hoạch môi trường, phòng tránh thất thoát, đánh giá tác động môi trường, quản lý an toàn sinh học và dịch bệnh, bảo vệ các sinh cảnh có giá trị, du nhập loài mới, sử dụng đất và nguồn nước, theo dõi/báo cáo về môi trường, sử dụng hóa chất, thải/ làm ô nhiễm nước, các vấn đề khác (nêu cụ thể).
18. Có khung quy định đối với loài nuôi này để giảm thiểu tác động tiêu cực một cách hiệu quả không?
19. Đa số người nuôi trong khu vực có nỗ lực trong việc hợp tác với bên thứ 3 trong việc cấp giấy chứng nhận và kiểm toán tại chỗ? |
Theo NLĐ
Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, thời gian gần đây, cá tra Việt Nam đã bị "đánh hội đồng" trên thị trường châu Âu. Và gần đây nhất, con cá tra còn bị EU đưa vào mặt hàng có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá… Tuy nhiên, cũng có nhiều tập đoàn bán lẻ thủy sản lớn tại Anh như Findus Group và Birds Eye Group lại lên tiếng bảo vệ sản phẩm cá tra cũng như môi trường nuôi cá tra.
Lãi suất tiết kiệm cán mức 18%/năm rồi lập tức giảm xuống còn còn 14%-14,5%/năm chỉ trong một ngày
Một thực tế đầy mâu thuẫn diễn ra vào dịp cận tết mỗi năm là: Trong khi rau nội ùn ứ, bán với giá rẻ mạt thì rau ngoại từ Trung Quốc tung hoành tại các chợ đầu mối.
Ngày 7/12, giá dầu thế giới đã quay đầu đi xuống sau khi có lúc vọt lên mức cao kỷ lục mới trong hơn 2 năm qua, do giới đầu tư tiến hành bán chốt lời sau 4 phiên tăng giá liên tiếp.
(HBĐT) - Đợt không khí lạnh tràn về cùng cơn mưa lất phất không đủ tưới mát cho đồng ruộng xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Nông dân xóm Tre, xóm ấm, Đổn, Đa... đổ ra đồng dồn sức chống hạn cho cây màu vụ đông. Hàng chục máy bơm dã chiến đang vận hành lấy nước từ đập tưới về đồng. Vợ chồng lão nông Quách Văn Nô ở xóm Tre cần mẫn mang nước từ con suối Cụt tưới mát cho ruộng bắp cải, su hào đang trong thời kỳ cần tập trung chăm sóc.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Phòng, Chủ tịch Hội CCB xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cho biết: Hỗ trợ CCB phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập luôn được Hội CCB xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các hoạt động của Hội. Nhờ chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng các mô hình kinh tế, nhiều hội viên CCB đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.