Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung đang đối mặt với nhiều rủi ro và bất ổn nhưng vẫn phải gồng mình chống lạm phát thì việc đẩy khó khăn cho các ngân hàng nhỏ sẽ làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Ít nhất có hai chính sách đang gây ra điều này.
Thứ nhất, đồng thuận lãi suất (LS) đang ép các ngân hàng nhỏ phải gian dối, đắp đổi qua ngày hơn là hướng tới kinh doanh bài bản và minh bạch. Đối với những ngân hàng nhỏ, công cụ có lẽ là duy nhất để có thể cạnh tranh với các ngân hàng uy tín hơn trong việc huy động tiền gửi chính là LS. Mức chênh lệch LS là phần bù đắp rủi ro cho những khách hàng chấp nhận gửi tiền vào các ngân hàng ít tên tuổi. Do vậy, dùkhó đến đâu các ngân hàng nhỏ vẫn phải tìm cách đưa ra một mức LS nhỉnh hơn so với các ngân hàng lớn vì họ biết rằng những khách hàng có lý trí không bao giờ gửi tiền vào ngân hàng của họ khi không có được LS cao hơn.
Vì vậy, việc đưa ra thỏa thuận trần LS huy động thực ra là bắt các ngân hàng nhỏ phải nói dối và báo cáo không trung thực.
Thứ hai, điều hành LS của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tạo điều kiện cho một số ngân hàng kiếm lời vô lý.
Điều gì sẽ xảy ra khi kỳ vọng LS trong tương lai sẽ giảm và LS chiết khấu và tái cấp vốn (hiểu đơn giản là LS NHNN cho các ngân hàng thương mại vay) thấp hơn LS trái phiếu chính phủ cũng như LS cho vay trên thị trường liên ngân hàng? Các ngân hàng lớn, với lợi thế của mình, sẽ đem trái phiếu chính phủ có sẵn đi cầm cố để vay của NHNN, sau đó hoặc là đi mua trái phiếu hoặc là cho các ngân hàng nhỏ vay lại với LS cao hơn để kiếm lời thay vì cho các doanh nghiệp vay. Vì có thể kiếm lời từ chính các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng lớn có thể sẵn sàng huy động vốn từ dân với LS cao, đẩy các ngân hàng nhỏ vào tình trạng khó khăn hơn, phải tiếp tục vay vốn của các ngân hàng lớn với LS cao hơn. Khi đó vòng xoáy lại tiếp tục và dĩ nhiên, các ngân hàng nhỏ lại phải vùng vẫy mạnh hơn và rủi ro hệ thống cũng sẽ cao hơn.
Có thể nói, việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Để giảm lạm phát thì phải thắt chặt chính sách tiền tệ, hút bớt tiền trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức thì một số ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng nhỏ có khả năng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản mà nếu không khéo dẫn đến tình trạng vỡ nợ kéo cả hệ thống tài chính.
Do vậy, trong bối cảnh hết sức nhạy cảm trước mắt, cần đặc biệt lưu tâm đến các chính sách gây rủi ro tại các ngân hàng nhỏ. Và trong một tương lai xa hơn,nên để cho quá trình sáp nhập các tổ chức tài chính diễn ra một cách tự nhiên, mà có thể số lượng ngân hàng trong nước sẽ không quá 20 ngân hàng như hầu hết các nước trong khu vực. Việc này, đơn giản là để có một hệ thống tài chính lành mạnh và sửa chữa sai lầm đã cho tất cả các ngân hàng nông thôn trở thành các ngân hàng đô thị và thành lập thêm các ngân hàng mới mấy năm về trước.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Cuối tháng 11 vừa qua, tỉnh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án thành lập Công ty TNHH ALMINE Việt Nam tại KCN Lương Sơn có tổng vốn đầu tư 36 triệu USD. Dự án này sản xuất, gia công và bán các sản phẩm nhôm được dùng làm dây dẫn điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng tại KCN Lương Sơn, trong đó, chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Dự án có quy mô sản phẩm 7 triệu m/năm, khi đi vào hoạt động sẽ đạt doanh thu 70 triệu USD/năm (1.400 tỷ đồng), nộp ngân sách 4 triệu USD/năm, sử dụng khoảng 500 lao động. Đây là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh.
(HBĐT) - Vừa qua, tại xã Nật Sơn (Kim Bôi), Chi cục Định canh Định cư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư đã tổ chức tổng kết thực hiện mô hình cải tạo đàn lợn địa phương bằng phương pháp lai với lợn đực rừng thuần chủng.
Cùng với các địa phương, các bộ, ngành cũng đang phối hợp biện pháp quyết liệt bình ổn giá cuối năm, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.
Chỉ 5 năm qua, Việt Nam (VN) từ một nước có thu nhập thấp đã bước sang nhóm nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.160 USD. Kinh tế VN đã tăng trưởng liên tục, ngay cả khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng.
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn liên quan đến thủ tục hành chính (TTHC) cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đều chưa quy định cụ thể thời hạn phê duyệt danh sách hộ đồng bào được vay vốn là bao nhiêu ngày.
Ngoài các tổ chức, các quỹ đóng tăng cường nắm giữ cổ phiếu, trên thị trường đã xuất hiện dòng tiền “nóng”, dạng đầu tư ngắn hạn