Gia đình ông Bùi Văn Tam ở xóm Nghĩa, thị trấn Vụ Bản luôn cho trâu  ăn nhiều bữa bổ sung dinh dưỡng mỗi khi có rét đậm kéo dài.

Gia đình ông Bùi Văn Tam ở xóm Nghĩa, thị trấn Vụ Bản luôn cho trâu ăn nhiều bữa bổ sung dinh dưỡng mỗi khi có rét đậm kéo dài.

(HBĐT) - Đó là lời khẳng định của ông Bùi Văn Dậy, Phó phòng NN & PTNT huyện Lạc Sơn về công tác phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc trong mùa đông năm nay của địa phương. Rút kinh nghiệm từ vụ rét đậm, rét hại vào cuối năm 2007, đầu năm 2008, toàn huyện đã có 2.653 con trâu, bò chết rét. Ngay từ đầu mùa đông năm 2010, huyện đã triển khai nhiều biện pháp tích cực phòng chống - đói, rét cho trâu, bò.

 

Hiện tại, tổng đàn trâu, bò của huyện có trên 31.000 con, tập trung nuôi nhiều tại các xã Mỹ Thành, Văn Nghĩa, Xuất Hoá và ở các xã vùng cao như Miền Đồi, Ngọc Lâu, Tự Do… Với nhiều gia đình, trâu, bò không chỉ là “đầu cơ nghiệp” mà còn là tài sản lớn, vì thế, công tác phòng - chống đói, rét vào mùa đông luôn được quan tâm, chú trọng. Rơm, rạ không còn bị đốt làm tro mà được cất giữ cẩn thận làm thức ăn dự trữ. Có đến 80% hộ nuôi gia súc đã gia cố, che chắn chuồng trại. Tiêu biểu có gia đình ông Bùi Văn Tam xóm Nghĩa - thị trấn Vụ Bản, chưa năm nào gia đình ông có trâu, bò chết đói, rét vào mùa đông. Chia sẻ kinh nghiệm, ông cho biết: Chuồng trâu của gia đình được lợp bằng Prôximăng, đảm bảo đủ diện tích nuôi nhốt trâu. Nền chuồng, mái che, tường bao quanh chắc chắn nên luôn giữ được khô ráo trong mùa đông. Chuồng được che chắn đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm ướt. Chuồng luôn được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng. Bên cạnh đó, gia đình ông cũng chủ động tích trữ thức ăn như rơm, bột ngô và trồng thêm 300m2 cỏ voi. Không chỉ có gia đình ông Tam mà tất cả hộ trong xóm Nghĩa đều xây được chuồng trại, dữ trữ thức ăn cho vật nuôi. Nhờ đó, nhiều năm gần đây, trong xóm không có trường hợp trâu, bò chết đói, rét vào mùa đông.

 

Theo ông Bùi Văn Dậy, Phó phòng NN & PTNT huyện Lạc Sơn, nhiệt độ xuống thấp kết hợp với độ ẩm cao, đó là nguyên nhân chính cho dịch bệnh bùng phát. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, huyện đã tăng cường kiểm dịch, tiêm phòng trên đàn gia súc. Theo Trạm Thú y huyện, đến ngày 20/12/2010, toàn huyện có gần 60 con trâu, bò, lợn tại các xã Tuân Đạo, Ân Nghĩa, Chí Thiện, Ngọc Lâu, Tân Lập mắc bệnh lở mồm long móng. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng tiến hành xác minh và khoanh vùng dập dịch. Huyện đã tổ chức phun khử trùng tiêu độc chuồng trại khu vực chăn nuôi, cấm mua bán, vận chuyển gia súc để tránh dịch bệnh lây lan rộng. Đối với các xã, thị trấn chưa có dịch tích cực vận động nhân dân không chăn thả gia súc chung bãi chăn, chỉ nên chăn thả trên khu vực của địa bàn mình. Nhờ đó, tình hình dịch bệnh tạm thời ổn định.

 

Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng luôn được chú trọng, Phòng NN & PTNT phối hợp với Trạm Thú ý cử cán bộ về các xã, xóm tuyên truyền cho nhân dân về phương thức nuôi nhốt, dự trữ thức ăn, cách chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc. Từ đó, nhiều hộ chăn nuôi đã nhốt trâu, bò mỗi khi nhiệt độ xuống thấp hơn 130c, đồng thời cho gia súc ăn thêm thức ăn giàu dinh dưỡng như bột ngô, cám và tiêm phòng định kỳ 2 lần/năm. Huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn nông dân cách chăm sóc, kỹ thuật ủ chua những phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc… Từ những cố gắng trên, mặc dù thời gian qua có nhiều đợt rét đậm, rét hại nhưng trên địa bàn huyện không có trâu, bò chết rét.

 

 

                                                                     Hồng Nhung

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục