Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 sẽ thu hút 15 tỷ USD, trở thành trung tâm lọc hóa dầu, trung tâm công nghiệp nặng và cụm cảng biển quy mô lớn, lấp đầy KCN nhẹ phía Tây gắn với mục tiêu giải quyết việc làm.

 

Cuối tuần qua, tại lễ đón nhận Huân chương lao động hạng nhất của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Thủy, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết đã đặt ra mục tiêu thu hút 15 tỷ USD đến năm 2015, vốn thực hiện 10 tỷ USD, giải quyết việc làm 25.000 lao động, thu ngân sách hơn 25.000 tỷ đồng.

Theo ông Thủy, để khu kinh tế Dung Quất phát triển trở thành “đầu tàu” của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi đang đề xuất Chính phủ cho phép áp dụng mô hình thành phố Dung Quất. Mô hình chính quyền thành phố mang tính tập trung, thống nhất giữa quản lý kinh tế và xã hội, nhằm thay thế mô hình quản lý đa ngành, đa cấp còn nhiều bất cập như hiện nay. Mục đích thúc đẩy song hành phát triển công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa.

Cảng nước sâu Dung Quất -
Cảng nước sâu Dung Quất hấp dẫn các dự án công nghiệp nặng đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Trí Tín

Sau 14 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất đã vươn lên từ khởi đầu chỉ vài dự án công nghiệp nhẹ. Đến cuối năm 2010, Khu kinh tế Dung Quất đã thu hút 133 dự án với tổng vốn đầu tư 135.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 8 tỷ USD), tạo việc làm cho 12.000 lao động.

Hiện nay Khu kinh tế Dung Quất hình thành Tổ hợp công nghiệp nặng đầu tiên tại Việt Nam, bao gồm các nhà máy: lọc dầu, đóng tàu, luyện cán thép, chế tạo thiết bị công nghiệp nặng, nhựa Polypropylen, nhiên liệu sinh học… và nhiều dự án lĩnh vực du lịch, dịch vụ, cảng biển.

 

                                                                                Theo VnExpress

 

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục