Khai thác đá xây dựng thế mạnh để huyện Yên Thủy tận dụng tiềm năng sẵn có trên địa bàn trong phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Những năm gần đây, các lĩnh vực KT-XH của huyện Yên Thủy có những tiến triển khá mạnh mẽ, đồng đều. Giai đoạn 5 năm (2006 - 2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,51% Trong đó, nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 40%; công nghiệp - xây dựng chiếm 44%; dịch vụ - thương mại chiếm16%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 11 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14%.
Để đạt được kết quả đó, cùng với phát huy lợi thế từ đường Hồ Chí Minh, tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân lực, huyện Yên Thủy đã có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Huyện đã triển khai quy hoạch và tạo vùng "đất sạch" tại khu công nghiệp Lạc Thịnh với diện tích 200 ha; tăng cường tuyên truyền quảng bá, xúc tiến để các nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng, lợi thế trên địa bàn. Chú trọng đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện, giao thông. Có chính sách cởi mở, thông thoáng và ưu đãi với các nhà đầu tư. Quan tâm phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo an ninh trật tự cho các doanh nghiệp đã và đang đầu tư trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 12 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và đang triển khai đầu tư gồm 3 doanh nghiệp khai thác đá xây dựng, 3 doanh nghiệp khai thác than, 1 doanh nghiệp gia công giày dép da xuất khẩu, 1 doanh nghiệp sản xuất xi măng, 1 doanh nghiệp cơ khí đúc, 1 doanh nghiệp xây dựng - dịch vụ tổng hợp và 2 doanh nghiệp chế biến nông - lâm sản. Trong đó có 2 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Tiến Thịnh và Công ty TNHH Vinafor Tân An Hòa Bình đang triển khai đầu tư tại khu công nghiệp Lạc Thịnh. Hiện, các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 1.173 lao động địa phương. Đồng thời, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
Ông Đặng Văn Thành, Phó phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Thủy cho biết: Việc lựa chọn các nhà đầu tư là vấn đề hết sức quan trọng. Trong đó, huyện quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hội tụ đầy đủ các yếu tố: năng lực tài chính; chấp hành nghiêm túc Luật Đầu tư, đảm bảo vệ sinh môi trường; giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. Những yêu cầu đó được trao đổi đầy đủ, cụ thể với các doanh nghiệp có nguyện vọng đầu tư vào địa bàn. Trong quá trình các doanh nghiệp triển khai đầu tư và đi vào sản xuất - kinh doanh, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Đi đôi với đẩy mạnh thu hút đầu tư, huyện chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất CN-TTCN. Đến nay, toàn huyện có 513 hộ sản xuất CN-TTCN. Năm 2010, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp, tổ hợp, cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn đạt 313.651 triệu đồng, tăng 19,79% so với năm 2009. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch cũng phát triển khá mạnh. Hiện toàn huyện có 2.200 hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại, với tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2010 đạt 150.892 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2009 và doanh thu dịch vụ ước đạt 77.731 triệu đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực thu hút đầu tư của huyện Yên Thủy đang từng ngày khởi sắc. Kết quả đó đã góp phần làm thay đổi tư tưởng, nhận thức của nhân dân trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền các cấp phát triển quỹ đất va giúp các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có hiệu quả. Phát huy kết quả đã đạt được, huyện Yên Thủy đang đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt 2 cụm công nghiệp Bảo Hiệu, Yên Lạc trên đường Hồ Chí Minh với tổng diện tích 100 ha. Đó thực sự là tín hiệu vui để Yên Thủy vươn mình trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Đức Phượng
Mức khởi điểm chịu thuế đang được cân nhắc là sẽ dựa trên mức lương tối thiểu của khu vực sản xuất trong nước. Một phương án khác cũng được đặt ra là sẽ hạ bậc thuế
Sự sụt giảm trên thị trường vàng thế giới đã kéo giá vàng trong nước chiều (20.1) giảm mạnh, còn 35,5 triệu đồng/lượng.
Theo các cam kết WTO, trong năm nay, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường gạo. Cùng với Nghị định 109 vừa ban hành, các chuyên gia đánh giá nông dân trồng lúa sẽ cùng lúc đối mặt với thách thức lẫn cơ hội.
VTC vừa công bố đã ký kết hợp tác với Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV) về việc dùng chung hạ tầng và cũng đang tiến hành đàm phán với Truyền hình cáp TPHCM (HTVC) về việc này. Theo một chuyên gia trong ngành, đây là bước đi đầu tiên trong việc hợp tác phát triển, giúp tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.
(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, tuy thời tiết không mưa nhưng độ ẩm trong không khí cao nên hầu hết mực nước chứa ở các hồ xuống chậm. Đến nay, toàn tỉnh có trên 500 hồ chứa thuỷ lợi lớn nhỏ, khoảng 1.300 ao cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Thời tiết rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng đến sản xuất vụ chiêm-xuân năm 2011. Đặc biệt, hiện tượng mạ chết, hỏng do nhiệt độ xuống quá thấp và nấm bệnh đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Yến - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT).