Dù trải qua một năm kinh doanh "sóng to, gió cả" trên thị trường tiền tệ, nhưng kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại phần lớn vẫn lãi lớn.

Ngân hàng đã có một năm thắng lớn . Ảnh: Hồng Vĩnh
Ngân hàng đã có một năm thắng lớn . Ảnh: Hồng Vĩnh

Lãi khủng

Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) là 1 trong 5 ngân hàng thuộc khối quốc doanh công bố lãi đầu tiên. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank lên tới 4.500 tỷ đồng. (đạt 133,4% kế hoạch, nộp ngân sách nhà nước 1.400 tỷ đồng).

Dù phía Vietcombank khá kín tiếng nhưng mức lãi của ngân hàng này còn lớn hơn Vietinbank. Bị trói buộc bởi quy định niêm yết trên sàn và đang chờ kết quả kiểm toán, nhưng về cơ bản, các ngân hàng như ACB, Sacombank, Eximbank đều khẳng định cán đích thành công.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, chia sẻ: "Kết quả sắp công bố ACB đạt mục tiêu đề ra" (kế hoạch lợi nhuận năm 2010 là 3.600 tỷ đồng). Còn một vị lãnh đạo của Eximbank cởi mở hơn cho hay số lãi cả năm nhỉnh hơn con số 2.300 tỷ đồng.

Trước đó ít ngày, bà Cao Thúy Nga, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), cho biết: "Lãi trước thuế của MB đạt 2.100 tỷ đồng, trong khi chỉ tiêu đặt ra chỉ 1.700 tỷ đồng vượt tới 127% kế hoạch". Với ngân hàng Techcombank, theo một nguồn tin, đạt lợi nhuận theo kế hoạch khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.

Ở nhóm những ngân hàng non trẻ, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT LienVietbank, cho hay lãi trước thuế ngân hàng này đạt trên 800 tỷ đồng; chia cổ tức dự kiến 15% bằng tiền mặt. Còn nếu tính trên tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ bình quân thì hiện tại Maritime Bank đang dẫn đầu với con số 46%. Đạt lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng là 1.706 tỷ, sau trích lập dự phòng đạt 1.518 tỷ (bằng 126,5% kế hoạch năm).

Rất hiếm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá có số lợi nhuận “khủng” như các ngân hàng . Ảnh: Hồng Vĩnh
Rất hiếm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá có số lợi nhuận “khủng” như các ngân hàng . Ảnh: Hồng Vĩnh

Lần đầu kể từ ngày chuyển từ ngân hàng nông thôn lên đô thị, cuối tuần qua, ban lãnh đạo ngân hàng cổ phần Đại Dương (OceanBank) công bố kết quả kinh doanh năm 2010 với các chỉ tiêu hoạt động cơ bản đều vượt kế hoạch, tăng trưởng cao, lợi nhuận đạt trên 691 tỷ đồng (trước thuế) đạt 133% kế hoạch.

Một số ngân hàng khác như: An Bình lãi trước thuế 638 tỷ đồng (kế hoạch 580 tỷ); SHB lãi hơn 600 tỷ đồng; HDBank vượt chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra là 300 tỷ đồng...

Lãi từ đâu đến?

2010 là năm có nhiều sóng gió trên thị trường tiền tệ. Nhưng các ngân hàng vẫn thắng lớn, lãi đến từ đâu? Trao đổi với Tiền Phong, bà Cao Thúy Nga, Phó Tổng GĐ MB, cho hay: Nguồn thu lãi của MB chủ yếu từ kinh doanh tín dụng, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, thu bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ...

Ông Nguyễn Thanh Toại cho biết, lợi nhuận của ACB chủ yếu đến từ dịch vụ và tín dụng. Còn theo ông Nguyễn Đức Hưởng, không thể phủ nhận lãi của nhiều ngân hàng (trong đó có LienVietbank) hiện tại trông khá nhiều vào việc cho vay lại trên thị trường tín dụng. Chỉ những ngân hàng lớn, trường vốn và cho vay không dàn trải, ít rủi ro mới có thể làm được.

Cũng từng đó nghiệp vụ tại sao ngân hàng này lãi, ngân hàng khác lại chật vật? Theo bà Nga, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ ngân hàng phải biết chọn "điểm rơi". Ví như đầu năm 2010, khi NHNN thắt chặt thanh khoản thì MB hoạt động mạnh trên thị trường vốn, không tăng trưởng tín dụng. Nửa năm về sau khi nới lỏng chính sách, lãi suất thả nổi hơn MB lại đẩy nhanh tốc độ cho vay... Nói chung là phải cực kỳ linh hoạt.

Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh nguồn vốn của một ngân hàng lãi lớn, chia sẻ: "Nhìn chung, 2010 là năm thắng lớn với các ngân hàng vốn lớn lại biết đón đầu những thông tin về lãi suất cơ bản, lãi suất thế chấp các loại giấy tờ có giá để vay vốn từ ngân hàng Nhà nước (thị trường mở) nhằm chiếm ưu thế về phân bổ dòng tiền, mang lại lợi nhuận tức thời.

Sự phân hóa mạnh- yếu giữa các ngân hàng đang diễn ra rất mạnh. Riêng cơn sốt và khan hiếm ngoại tệ của năm vừa qua đã khiến một nguồn tiền lãi lớn chảy về những ngân hàng mạnh về hoạt động kinh doanh ngoại hối. Những ngân hàng dồi dào vốn chỉ cần cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng cũng ăn đủ. Còn thiệt thòi nhất là các ngân hàng nhỏ, không biết lượng sức mình cho vay tràn lan quá nhiều rủi ro. Kết quả là các NH đó làm được bao nhiêu, tiền lời sẽ chảy về túi ngân hàng lớn".

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị.
Mô hình IPM rau tại xóm Nghĩa, (Lạc Sơn) do ADDA tài trợ cho năng suất, thu nhập cao.
Nhân viên Công ty may 3 – 2 Hoà Bình bán hàng “không kịp trở tay” trên tuyến đường Cù Chính Lan

Hiệu quả Chương trình 135 ở Kim Bôi

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 17 xã được hưởng lợi từ Chương trình 135 giai đoạn 2. Thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2 (2006-2010), huyện Kim Bôi đã đầu tư xây dựng được 133 công trình, vốn thực hiện trên 84 tỉ đồng, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thuỷ lợi, điện, nhà, lớp học cho các xã, xóm...

Hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi ở Mường Chiềng

(HBĐT) - Mường Chiềng là một xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, nông nghiệp. Nhưng thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh và diện tích canh tác ít đã đặt ra nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế của người dân. Khắc phục khó khăn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi và áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất là hướng đi đúng mà Mường Chiềng đã tiến hành thành công trong năm 2010.

50 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ Thương mại xuân Lạc Sơn 2011

(HBĐT) - Tối ngày 23/1, UBND huyện Lạc Sơn phối hợp với Sở Công thương, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển thương mại Việt Bắc đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại xuân Lạc Sơn 2011.

Còn 9.023 hộ nghèo chưa được vay vốn phát triển sản xuất

(HBĐT) - Theo điều tra, rà soát của UBND các huyện, thành phố năm 2007, cả tỉnh có 42.423 hộ dân tộc thiểu số nghèo. Thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 và Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ cho vay vốn phát triển sản xuất với hộ dân tộc thiểu số ĐBKK giai đoạn 2007-2010.

80 doanh nghiệp FDI nhận giải thưởng Rồng vàng

Lễ trao giải thưởng Rồng vàng 2010 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã diễn ra tối 23/1, tại Hà Nội.

Xuất khẩu dệt may - nắm thời cơ để lên hạng

Tăng đầu tư, tăng năng suất, giảm dần gia công, ngành dệt may VN có thể vượt lên tốp 3 nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục