Theo thống kê, cả nước hiện có trên 500.000 DN đăng ký hoạt động. Trong đó 97% là các DN nhỏ và vừa (DNNVV), sử dụng trên 30% tổng vốn đầu tư và hơn 50% số LĐ trong các DN, tạo ra trên 40% số hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu, đóng góp gần 40% cho ngân sách nhà nước.

 

Khó về vốn

Theo Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hiện nay các DNNVV vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Quy mô, phân tán, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý yếu, khả năng tài chính hạn hẹp, khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, mặt bằng SXKD chật hẹp, không có sự liên kết hợp tác giữa các DN... Đây là những yếu tố bất lợi đối với DNNVV trong quá trình phát triển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Trong khi đó, người đại diện của họ là Hiệp hội DNNVV VN thì mới được thành lập và cũng đang phải chịu nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, hạn chế kinh nghiệm với một mạng lưới nhỏ, đã phải đương đầu với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo ông Trương Văn Trị - Giám đốc Cty TNHH giống thủy sản Hải Long (Thái Bình) - thì khó khăn nhất của các các DNNVV hiện nay là vốn, vì phần lớn bước đầu các DNNVV không có tài sản thế chấp để vay, mà nếu có vay được thì cũng phải chịu lãi suất rất cao, vì phần lớn các DNNVV chưa có điều kiện và cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Đây là điều bất cập vì các DN lớn thường được ưu đãi về mặt bằng, vốn... còn các DNNVV thì phải tự bơi. Trong khi đó, sức ép của thị trường trong việc gia nhập kinh tế thế giới (năm 2011 khoảng 9.000 mặt hàng được miễn - giảm thuế), đây là một bài toán khó cho các DNNVV Việt Nam.

Thiếu nhân lực có trình độ


Theo ông Cao Sỹ Kiêm – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam - thì năm 2011 sẽ có nhiều thách thức đối với các DNNVV do kinh tế có chuyển biến và đổi mới tương đối tốt, nhưng vẫn còn một số tồn tại như thể chế quản lý, quản lý vĩ mô, hạ tầng, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính... sẽ tạo ra những khó khăn cho các DN, nhất là các DNVVN - là nhóm các DN có yếu thế trong cạnh tranh, khả năng tiếp cận thị trường. Các DN này cũng dễ bị tổn thương hơn trước. Do vậy, sẽ phát sinh những mâu thuẫn mới, nhất là mâu thuẫn về tiền tệ và thương mại, do vậy sẽ tác động mạnh đến các DNNVV. Trong khi đó, nước ta cũng là một nước phải chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh... do vậy thuận lợi cũng lắm và khó khăn cũng nhiều. Cũng theo ông Cao Sỹ Kiêm, hiện nay việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các DNNVV là rất khó khăn, do vậy cần cố gắng có sự vươn lên của DN hướng SX, chi phí, hướng vay trả; sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các cơ quan chức năng; sự hỗ trợ của cộng đồng để các DN có điều kiện tiếp tục phát triển; vì chính những DNNVV luôn phải gánh các phần khuyết mà các DN lớn không “ôm” được.

Còn theo ông Vũ Văn Dũng – Tổng Thư ký hiệp hội, thì khối DNNVV hằng năm đóng góp 40% GDP và thường xuyên giải quyết việc làm 50% LĐ cả nước và mỗi năm đã tạo việc làm mới cho trên 1 triệu LĐ (phần lớn là LĐ chưa qua đào tạo). Nhưng đây là mảng khuyết của khối DN này, vì phần lớn là LĐ chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề thấp, thu nhập thấp không thu hút được LĐ có trình độ, từ đó khó có thể cạnh tranh được với các DN lớn. Đây là vấn đề xã hội cần được các cơ quan chức năng nghiên cứu giải quyết, để tạo một sân chơi công bằng giữa các DN lớn và các DNNVV.
 

                                                                        Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục