Từ 20 tháng Chạp, các cửa hàng ồ ạt "xả"... Ở những điểm giảm giá, khuyến mãi, người mua chen chân đông nghẹt. Hàng xả nhiều nhất rơi vào nhóm thời trang, điện máy. Tuy nhiên, nhiều điểm xả hàng dùng mánh khóe để thu lợi.
Loạn giá Cùng với nhiều nhóm hàng Tết có sức mua tăng cao, mặt hàng thời trang năm nay rơi vào cơn "sốt xình xịch" vì giá rét kéo dài. Quần áo ấm, mũ, găng tay của cả người lớn và trẻ em được tiêu thụ rất mạnh. Chính vì nhu cầu tăng cao nên hàng thời trang thi nhau "nhảy" giá và không có một quy định nào cả. Một chiếc ao phao nữ nhái thương hiệu Converse bán ở phố Trần Nhân Tông có giá 600 nghìn đồng, nhưng cùng một thời điểm giá bán chiếc áo phao này ở trong cửa hàng Made in Vietnam trên phố Khâm Thiên lại gấp đôi: 1,2 triệu đồng. Một chiếc áo len trẻ em của Made in China ở phố Núi Trúc bán 420 nghìn đồng, nhưng ở cửa hàng trên dốc Tam Đa, phường Thụy Khuê giá 268 nghìn đồng… Tại một cửa hàng Made in Vietnam trên phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, chiếc áo phao dài được giới thiệu làm bằng chất liệu lông vũ có giá 1,1 triệu đồng. Thế nhưng, khi khảo sát tại một cửa hàng Made in
Đua nhau xả hàng cuối năm.
Sau những ngày tăng giá theo thời tiết, nhiều cửa hàng thời trang bắt đầu xả hàng Tết. Điểm xả hàng lớn nhất nằm dọc phố Giảng Võ. Ở đây treo rất nhiều biển như "hàng công ty giảm giá", "xả hàng công ty" luôn thu hút đông người vào xem. Quần áo giảm giá cao chất ngất, đều là đồ mùa đông.
Chị Thu Hoà, nhà ở phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình ngắm nghía chiếc áo gió giảm giá tới 50% thắc mắc: "Nhìn xa tưởng là đẹp, nhưng sờ vào thấy chán quá. Với giá thế này tôi thêm một ít tiền nữa mua hàng đẹp hơn". Hàng giảm giá trông có vẻ lỗi mốt, màu sắc cũng kém hấp dẫn, nhưng có những chiếc áo phao ấm, giá bán từ 150 đến 250 nghìn đồng lại được nhiều người tiêu dùng có thu nhập thấp lựa chọn.
Các hãng thời trang có tên tuổi cũng nhân dịp xả hàng áp Tết để "đại hạ giá" các mặt hàng tồn, lỗi mốt. Giầy dép, mũ bảo hiểm cũng bước vào những ngày hạ giá nhằm giải quyết hàng đông, hàng tồn đọng.
"Choáng" vì mánh khóe thu lời
Không thể tả hết cảnh tượng lộn xộn đang diễn ra tại các điểm "xả hàng", đại hạ giá hay "giải quyết hàng tồn kho"… Tâm lý tranh mua tranh bán ngày giáp Tết đã tạo cơ hội cho nhiều người lợi dụng để thu lợi, thậm chí là lừa đảo. Tình trạng lẫn lộn giá cả, nơi bán giá thấp, nơi bán giá cao khá phổ biến trên thị trường hàng thời trang trong những ngày này.
Sau một thời gian tăng giá chóng mặt vì giá rét, thời trang trẻ em đang có xu hướng giảm giá nhằm giải phóng hàng đến Tết Nguyên đán. Shop thời trang trẻ em trên phố Thợ Nhuộm trưng biển giảm giá 20% đã hấp dẫn nhiều bà mẹ. Nhưng dù giảm giá rồi thì quần áo trẻ em ở đây vẫn còn quá đắt.
Đặc biệt, những mặt hàng giá cao đều bị bóc giá và thay vào đó là giá mới. Một chiếc áo khoác dạ của bé gái 3 tuổi được chủ hàng giới thiệu là áo Hàn Quốc niêm yết 600 nghìn đồng, giảm 20% còn 480 nghìn đồng. Nhưng cũng chiếc áo này bán tại một cửa hàng ở dốc Tam Đa lại ghi xuất xứ Trung Quốc, niêm yết chỉ 450 nghìn đồng. Tình trạng bóc giá cũ, dán giá mới rồi treo biển "đại hạ giá" để thu hút khách hàng cần phải được người tiêu dùng cảnh giác.
Khắp các con phố của Hà Nội, đặc biệt là dãy phố Hàng Ngang - Hàng Đào - Hàng Đường, Kim Liên - Chùa Bộc, hay ở các cửa ngõ của Thủ đô như ở quận Cầu Giấy, quận Long Biên, Thanh Xuân… xuất hiện các chợ thời trang di động, bày bán hàng đổ đống, ghi chữ "đại hạ giá" nhan nhản khắp nơi. Tại đây chủ yếu bán quần áo, giày dép, mũ bảo hiểm. Giá rẻ, nhưng chất lượng các mặt hàng này rất kém. Đặc biệt, mũ bảo hiểm bán giá 20.000 - 30.000 đồng không có nhãn mác, tem chất lượng.
Những ngày này, Đường dây nóng Báo CAND nhận được khá nhiều phản ánh của bạn đọc về tình trạng trộm cắp, móc túi tại các điểm xả hàng, siêu thị, chợ Tết… Lợi dụng đám đông mất cảnh giác, nhiều đối tượng trộm cắp, móc túi đã thừa cơ hoạt động. Chúng không chỉ xuất hiện tại các điểm mua sắm thời trang mà còn trà trộn vào dòng người mua hàng tại các siêu thị, chợ bán hoa quả ngày Tết. Thủ đoạn của tội phạm là chúng đi thành nhóm, giả vờ hỏi han, nhờ tư vấn mua hàng để chủ nhân mất cảnh giác, tạo cơ hội cho kẻ khác móc túi lấy ví tiền hoặc điện thoại. Sáng 24/1 là buổi đầu tiên giảm giá của chuỗi cửa hàng thời trang Eva de Eva. Khách đến cửa hàng trên phố Tràng Thi đông nghịt. Để tránh mất mát xảy ra, các nhân viên bán hàng liên tục nhắc khách: "Các chị tự giữ tài sản của mình nhé!".
Mua hàng đại hạ giá dịp giáp Tết không khéo sẽ biến thành mua bán may rủi. Nếu không tìm hiểu kỹ giá cả thì khách hàng có thể còn bị mua đắt hơn nhiều so với giá thực tế. Bởi vậy, người tiêu dùng cần tỉnh táo khi đi mua hàng hạ giá.
Theo CAND
Dù trải qua một năm kinh doanh "sóng to, gió cả" trên thị trường tiền tệ, nhưng kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại phần lớn vẫn lãi lớn.
Đây là điểm mới quy định tại Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn chung về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
(HBĐT) - Ngày 24/1, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hòa Bình (NHNN) đã tổ chức tổng kết công tác ngân hàng năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011. Đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã dự hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 24/1, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tổng kết vụ hè - thu năm 2010 dự án ADDA nhằm mục đích đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch dự án, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động vụ xuân- hè năm 2011.
(HBĐT) - Những đợt rét đậm, rét hại liên tiếp tràn về khiến thị trường quần áo mùa đông trở nên sôi động. Chủ điểm quần áo rét được các mẹ, các chị bàn luận xôn xao, “nóng” nhất vẫn là vấn đề giá cả bởi so với chỉ một vài tuần trước, giá mỗi chiếc áo đã “đội” lên gấp rưỡi, gấp hai lần.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 17 xã được hưởng lợi từ Chương trình 135 giai đoạn 2. Thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2 (2006-2010), huyện Kim Bôi đã đầu tư xây dựng được 133 công trình, vốn thực hiện trên 84 tỉ đồng, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thuỷ lợi, điện, nhà, lớp học cho các xã, xóm...