Nhân dân ở xã Ba Khan (Mai Châu) trông su su lấy ngon cho hiệu quả kinh tế cao

Nhân dân ở xã Ba Khan (Mai Châu) trông su su lấy ngon cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Năm 2008, chị Hà Thị Duyên ở xóm Tớn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) trồng 120 m2 su su lấy ngọn bán. Giá bán sau khi hái thấp nhất là 2.500 đồng/kg, rồi tăng dần theo thời vụ. Lúc giá cao điểm nhất được 5.000 đồng/kg.

 

Cứ 3 ngày một lần, chị hái rau bán cho Công ty Phương Huyền (thành phố Hòa Bình thu mua). Sau 5 tháng thu hoạch ngọn bán rau chị thu được gần 2 triệu đồng. Chị cho biết: trồng su su chăm sóc đơn giản, thời điểm trồng vào dịp trước tết là mùa khô trồng xong nên phải tưới ẩm. Khi su su mọc lên chừng 50 cm làm giàn để cho cây su su bám lên. giàn su su bằng tre nên dễ kiếm, chỉ thấp ngang người để dễ hái ngọn nên cũng đơn giản. Phun thuốc sâu, công chăm sóc không mất nhiều thời gian như các cây trồng khác. Đặc biệt, trồng su su không cần nhiều nước như lúa nên đất đồi cũng có thể trồng được. Mặt khác, su su chỉ cần diện tích ít rồi leo giàn nên có thể tận dụng được diện tích dư thừa để trồng, nhất là diện tích lúa 1 vụ canh tác không hiệu quả. Nếu trồng lúa mỗi năm cũng chỉ được vài trăm nghìn đồng, trồng su su vừa tạo thói quen trồng rau ăn, vừa tạo việc làm cho bà con có thêm được thu nhập thường xuyên, ổn định.

 

Từ xưa, người miền núi thường quan niệm trong nhà phải có con lợn, con gà mới là nhà. Do vậy, gia đình nào cũng nuôi lợn, nuôi gà nhưng ít ai nghĩ đến chuyện nuôi lợn địa phương để kinh doanh. Chẳng ai chăm sóc, vỗ béo lợn cẩn thận như người dưới xuôi. Đầu tháng 7/2009, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Chi cục Định canh-Định cư làm chủ đầu tư đã xây dựng mô hình lai tạo giống lợn rừng và lợn địa phương. Mục tiêu mô hình là tạo ra  con lợn có chất lượng thịt cao, đáp ứng được thị trường. Gia đình bà Triệu Thị Sinh ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) được dự án giao nuôi 2 con lợn. Một con lợn rừng, một con lợn địa phương. Bà cho biết: Gia đình đầu tư làm chuồng và sân cho lợn hết 4 triệu đồng. Hàng ngày chỉ cho ăn cây chuối, cám gạo, rau rừng và đặc biệt con lợn rừng rất thích ăn cây chít. Những thức ăn đó ở quanh vườn nhà và ở rừng lúc nào cũng có. Từ lúc nuôi đến giờ, con lợn rừng chưa bao giờ bị ốm. Giá lợn lai rừng ở đây bán cao gần gấp đôi lợn địa phương nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

 

Ông Phạm Tiến Dũng- phó Chi cục Chi cục Định canh - Định cư cho biết: Trong những năm gần đây, Chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất cho bà con vùng khó khăn như cải tạo đàn trâu, bò, lợn, nuôi ba ba… Những mô hình này nhằm giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế những vật nuôi đang chăn nuôi. Ngoài ra, Chi cục còn xây dựng những mô hình kinh tế đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao phù hợp cho bà con vùng khó khăn như trồng khoai lang giống mới, giống lạc, lúa, ngô, chè… Những mô hình này, Chi cục triển khai nhằm mục đích cho bà con học tập những giống cây trồng mới để phát triển kinh tế. Ông Bùi Văn Mọn ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) cho biết: Trước đây hơn 200 m2 lúa nhà tôi chỉ cấy được lúa 1 vụ. Mỗi vụ chỉ thu được vài yến gạo. Như vậy cũng không bõ công cấy, chăm sóc lúa. Vụ đông năm nay, được Chi cục Định canh - Định cư hỗ trợ, tôi đã trồng khoai lang giống mới KLC 266. Tuy điều kiện chăm sóc không bằng lúa nhưng cho thu hoạch được gần 1 triệu đồng. Đối trồng ngô hay lúa, không bao giờ cho thu nhập được thế. Nếu làm đúng kỹ thuật, cây khoai lang có thể cho thu hoạch cao hơn nữa.

 

 

                                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục