Chiều 27/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác năm 2010 và xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011.

 

Sau khi nghe các thành viên trong Ban Chỉ đạo thảo luận, đánh giá kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam trong năm 2010, kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động trong năm 2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhận định chỉ sau 4 tháng tích cực triển khai thực hiện, công tác kiện toàn và tổ chức bộ máy lãnh đạo, công tác cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu tài chính của tập đoàn đã đạt được những kết quả đáng mừng.

Toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh như đóng tàu, vận tải biển, công nghiệp phụ trợ của tập đoàn đã bước đầu trở lại hoạt động, người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định; một số doanh nghiệp thành viên đã bắt đầu ổn định sản xuất và phát triển... Kết quả ban đầu cho thấy tập đoàn đã được tái cơ cấu lại với những kết quả khả quan.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và các cơ quan thành viên là thực hiện tái cơ cấu thành công để Vinashin trở thành tập đoàn chủ lực của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải, đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về kinh tế biển đến năm 2020.

Tuy công tác tái cơ cấu đã đạt được kết quả bước đầu nhưng tập đoàn vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt.

Để đạt được mục tiêu đưa Vinashin trở thành tập đoàn chủ lực của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, cần hoàn thiện thể chế pháp luật cho hoạt động của tập đoàn, xây dựng chiến lược phát triển của toàn ngành ngay trong quý I/2011; thực hiện điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn.

Các cơ quan chức năng phối hợp chỉ đạo tập đoàn xác định vốn điều lệ chính thức phù hợp với quy mô, nhiệm vụ được giao; đồng thời xác định chiến lược phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2010 ngay trong tháng 2/2011.

Song song với việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo tập đoàn, cần làm tốt công tác Đảng, kiện toàn hoạt động của tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ...; sớm tổ chức Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân...

Tập đoàn tiếp tục hoàn thiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2011, phấn đấu tạo đủ việc làm và nâng cao đời sống cho công nhân.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hiện nay Vinashin cơ bản hoàn thành việc bàn giao các đơn vị, dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Vinalines. Các doanh nghiệp và dự án bàn giao này đã phục hồi sản xuất và hoạt động trở lại.

Toàn bộ số lao động của nhà máy đóng tàu Dung Quất đã trở lại làm việc. Khu công nghiệp Soài Rạp, Tiền Giang với diện tích 285ha đã được đăng ký sử dụng hết và được chuyển đổi thành khu công nghiệp dịch vụ tổng hợp dầu khí, đã khởi công nhà máy ống thép hàn thẳng công suất 100.000 tấn/năm...

Các đơn vị chuyển về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tạo điều kiện để Tập đoàn Dầu khí bổ sung năng lực, cơ sở vật chất và phát triển theo chiến lược phát triển ngành dầu khí.

Đội tàu chuyển về Tổng công ty Hàng hải đã được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và đi vào hoạt động. Người lao động có việc làm, thu nhập khá hơn. 23/26 tàu đã đi vào hoạt động, tàu Hoa Sen đã được khai thác.

Các khu công nghiệp Sông Hậu và nhà máy đóng tàu Hậu Giang, khu công nghiệp và nhà máy đóng tàu Cà Mau đang chuyển từ đóng tàu sang sửa chữa tàu và đang xin bổ sung vào quy hoạch đóng và sửa chữa tàu biển Việt Nam.

Dự án đầu tư hoàn thiện cảng Năm Căn-Cà Mau đã cơ bản hoàn thành, dự kiến sẽ khởi công vào quý I năm 2011...

Mô hình của Tập đoàn Vinashin sau tái cơ cấu sẽ bao gồm: Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, 19 công ty con, 1 công ty liên kết và 22 công ty cháu với tổng tài sản là 68.243 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 53.054 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tạm tính tại thời điểm phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động là 9.520 tỷ đồng. Tổng số lao động 29.660 người. Năng lực sản xuất đóng được tàu đến 150.000 tấn, sửa chữa được tàu đến 200.000 tấn. Khả năng đóng mới đạt công suất 1,5 triệu tấn tàu/năm, sửa chữa đạt 20-25% sản lượng đóng mới, công nghiệp phụ trợ đạt 20% sản lượng đóng mới. Thực hiện sắp xếp lại 216 đơn vị không thuộc hệ thống của tập đoàn sau tái cơ cấu theo các hình thức bán, cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể, phá sản để thu hồi vốn đã đầu tư, trả nợ.

Đến nay, tập đoàn đã hoàn thành về cơ bản việc tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự, đang tiến hành đổi mới phương thức quản lý tại công ty mẹ; xây dựng lại phương án tái cấu trúc các đơn vị cần giữ lại, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ, điều hành của 3 tổng công ty lớn.

Tập đoàn đang khẩn trương tiến hành xây dựng quy trình chuyển nhượng vốn, thoái vốn tại các đơn vị không cần nắm giữ...

Tập đoàn dự kiến hoàn thành tái cơ cấu 25 đơn vị trong quý I, quý II gồm 30 đơn vị, quý III là 37 đơn vị và quý IV là 25 đơn vị.

Năm 2011, dự kiến tổng sản lượng của tập đoàn đạt 22.763 tỷ đồng, bằng 198% so với thực hiện năm 2010; doanh thu đạt 21.143 tỷ đồng, bằng 205% so với năm 2010, trong đó doanh thu đóng mới và sửa chữa tàu đạt 237% so với năm 2010; giá trị xuất khẩu đạt 352 triệu USD, bằng 127% so với năm 2010./.

 

                                                                                    Theo TTXVN

 

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục