Ông Nguyễn Gia Tôn, Chủ nhiệm HTX Phương Liệt, xã Cao Dương (Lương Sơn) giới thiệu mô hình nuôi ba ba thương phẩm.

Ông Nguyễn Gia Tôn, Chủ nhiệm HTX Phương Liệt, xã Cao Dương (Lương Sơn) giới thiệu mô hình nuôi ba ba thương phẩm.

(HBĐT) - Đến nhà anh Hoàng Công Thẩm, 44 tuổi ở thôn Đồng Gội, xã Hoà Sơn, (Lương Sơn) những ngày đầu xuân mới, bên ấm trà nghi ngút khói, anh kể câu chuyện làm kinh tế của gia đình từ 2 bàn tay trắng. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ chỉ làm ruộng, tháng ngày mưa nắng những mong đầy bát cơm. Biết bố mẹ vất vả, bản thân lại không thể học hành đỗ đạt, anh quyết tâm tìm lấy một nghề để kiếm kế sinh nhai.

 

Từ năm 1989 - 2001, anh đầu tư làm KTTT với diện tích 5,8 ha, trong đó trồng luồng lấy măng 3 ha, số còn lại kết hợp trồng keo lấy gỗ. Ngoài ra, anh còn đấu thầu với UBND xã một hồ với diện tích 1,8 ha để nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2008, gia đình anh mở rộng làm ăn, đầu tư xây dựng 210 m2 chuồng trại để nuôi lợn nái, lợn thịt. Tổng thu nhập năm 2009, đã trừ chi phí đạt khoảng 150 triệu đồng, thu nhập bình quân đạt 38 triệu đồng/khẩu/năm. Không chỉ tích cực làm kinh tế, gia đình anh còn thường xuyên giúp đỡ các hộ nghèo và tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. Hơn 40 tuổi đời, qua bao nhiêu vất vả, giờ đây cuộc sống của anh đã khác xưa, xây được nhà cửa và nuôi dạy các con ăn học nên người. Câu chuyện và hướng đi đúng của anh Thẩm như là ví dụ sinh động cho những nông dân kiểu mới ở các vùng quê.

 

Nhiều điển hình làm trang trại trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, không ít những doanh nhân thành đạt từ những đầm tôm, ao cá nay trở thành những nông dân doanh nhân. Điển hình là Chủ nhiệm HTX Phương Liệt Nguyễn Gia Tôn. Từ năm 1998, HTX TMDV Phương Liệt đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Trụ sở chi nhánh là thôn Quèn Thị, xã Cao Dương (Lương Sơn). Phương Liệt là HTX kiểu mới  hoạt động trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp trang trại, được UBND tỉnh phê duyệt cho xây dựng và hoạt động từ năm 2000 trên đầm Quèn Thị với diện tích 43,8 ha. ông Nguyễn Gia Tôn, Chủ nhiệm HTX cho biết: Trước kia, nơi đây  là một vùng đầm lầy hoang hoá, lau sậy rậm rạp, chỉ có bùn lầy và cây dại, không có đường vào. HTX đã đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu tiên là tổ chức thi công một con đường chạy xung quanh đầm gần 5 km cho xe tải hạng nặng có thể lưu thông được. Khi quy mô trang trại cơ bản được hình thành, HTX thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, tập trung vào nuôi lợn thịt và trồng nhãn. Trải qua nhiều năm khó khăn, vất vả trong huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng, đến nay, cơ sở vật chất của HTX đạt cơ bản 95%. Năm 2009, HTX đầu tư 60 tỉ đồng xây dựng 18 ao nuôi cá cao sản như: cá lăng, nheo, bống tượng; nuôi ba ba sinh sản, ba ba thương phẩm xuất sang thị trường Nhật Bản; 20 ha hồ nuôi cá thông thường dùng làm thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt, trang trại còn có khu nuôi trên 2.000 con lợn siêu nạc theo quy mô khép kín, bình quân một năm xuất chuồng 450 tấn lợn hơi; khu nuôi lợn rừng hàng trăm con và khu nuôi chim trỹ hàng nghìn con. Đồng thời, kết hợp trồng 1.200 cây nhãn muộn cho thu hoạch 20 tấn mang giá trị kinh tế cao. Qua đó, mỗi năm thu lãi hàng tỉ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho trên 30 lao động với mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên.

 

Ông Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Cùng với đẩy mạnh các phong trào hoạt động của Hội, phong trào nông dân làm KTTT đã phát triển ở nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh đa dạng, phong phú. Do có tác động tích cực từ phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, trong tổng số 30.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh hiện nay có 521 hộ có trang trại, thu hút hàng nghìn lao động. KTTT đã góp phần nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho nhân dân, tăng vốn rừng và cải thiện môi trường sinh thái.

 

Ông Hà Ngọc Sơn, Chi cục phó Chi cục phát triển nông thôn cho rằng, KTTT là bước phát triển mới của kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn gắn với thị trường. Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 521 trang trại, trong đó có 215 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận, đã thu hút gần 2.000 lao động, góp phần giảm áp lực lao động cho các địa phương.

 

Việc nhiều nông dân bước lên xe hơi, lên sàn giao dịch hàng nông sản, hay tham dự các buổi hội thảo chuyên ngành hoặc đàm phán những hợp đồng giá trị hàng trăm triệu đồng không còn xa lạ. Đó là những minh chứng cho sự phát triển không ngừng của những con người một thời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nay họ đã làm chủ công nghệ, có vốn, được trang bị kiến thức khoa học - kỹ thuật và biết ứng dụng vào sản xuất. Cùng với tiến trình đổi mới theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhiều địa phương trong tỉnh đang xuất hiện những nông dân kiểu mới, những doanh nghiệp, doanh nhân thành công, tạo việc làm ổn định và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển KT-XH tại các địa phương.

 

 

 

                                                                                    Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục