Ông Bùi Văn Liệu, Trưởng xóm Khan Thượng là người chứng kiến nhiều chuyện lạ về cánh rừng Cỏ Rặng.
(HBĐT)- Một khu rừng bằng phẳng, thú rừng chạy tung tăng với những cây to bằng người ôm giữa khu dân cư. Nếu ở nơi khác, nó đã trở thành nương trồng ngô, sắn. Nhưng bao năm nay, chẳng ai dám động đến cái lá cây của rừng. Nếu có người vô tình “động thủ” thì hậu quả khôn lường. Từ cánh rừng này khiến bao người ở xóm vốn là lâm tặc ngang dọc một thời nay phải gác kiếm về quê cày, cấy.
Theo truyền thuyết: Ngày xưa, có người mang tảng đá từ Mường Động qua xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu). Đến đây, do trời tối, cả đoàn người khiêng đá ở lại chờ ngày mai khiêng tiếp. Đến sáng hôm sau, khi đoàn tiếp tục đi thì nhìn thấy hòn đá ở trên ngọn cây to trong rừng Cỏ Rặng. Người trong xóm bảo nhau rằng, đây là hòn đá thần mà thượng đế đã ban cho làng. Họ đã lập một đền thờ hòn đá đó. Đến giờ, hòn đá đó vẫn ở trong đền. Hàng năm, cứ vào dịp đầu năm, người trong xóm mang lễ vật đến đền thờ cầu mong cho làng xóm bình yên, nhà nhà bội thu. Cũng từ đó, quanh khu rừng đặt hòn đá luôn có nhiều câu chuyện bí ẩn chưa thể lý giải nổi.
Cánh rừng Cỏ Rặng chứa nhiều điều bí ẩn.
Khi chúng tôi rủ ông Bùi Văn Liệu, Trưởng xóm Khan Thượng đến thăm khu rừng đó, ông chối từ. ông bảo, lên đó nhỡ sơ ý mạo phạm đến thần linh sẽ bị phạt. Rót xong chén chè, ông trầm ngâm kể: Năm đó, tôi mới 9 tuổi. Bố tôi gọi là ông Tá Cường năm đó 43 tuổi, lên rừng Cỏ Rặng chặt củi về đun. Chẳng hiểu sao, khi về thấy người nao nao rồi ốm. Gia đình mới thầy thuốc đến bốc thuốc uống không thấy đỡ, mời thầy cúng đến cúng cũng không khỏi. Những ngày sau đó, bố tôi thấy mệt mỏi nằm li bì được mấy ngày thì mất... Rồi sau đó, mấy người trong xóm lên rừng Cỏ Rặng chặt củi cũng bị bệnh rồi mất cũng như bố tôi. Sau này nhiều người bảo rằng, do ông vào rừng chặt củi bị các thần linh quở phạt. Từ đó, cánh rừng Cỏ Rặng không ai dám vào chặt củi hoặc săn bắn.
Nhưng cách đây khoảng 4 năm, vào một ngày nắng hửng, sau 3 ngày mưa liên tiếp, rắn thường ra nhiều để phơi nắng. Có hai người ở xã Phú Cường (Tân Lạc) vào rừng Cỏ Rặng bắt rắn. Hôm đó, họ được khoảng gần 10 kg rắn ráo. Hai ngày sau, họ về mắc bệnh. Mặc dù đi khám nhiều nơi nhưng không ai phát hiện ra bệnh gì, rồi họ mất. Câu chuyện không phải do tình cờ hay không mà cách đây chừng gần 10 năm, khi mở rộng con đường liên xã Phú Cường - Ba Khan từ rải cấp phối thành rải nhựa đi cạnh rừng Cỏ Rặng không hiểu vì sao mà khi đặt mìn nổ phá đá làm đường không thể nổ được, cứ châm ngòi thì mìn xịt. Chiếc máy xúc vào vạt đường bị gãy càng ngay lập tức. Thấy sự lạ, đội thi công hỏi những người cao niên trong xóm, họ mách làm lễ cúng thần rừng, xin thần rừng cho mở đường. Lễ bao gồm thịt một con chó, một con gà và xôi nếp rồi mời thầy mo cúng làm lễ. Khi cúng xong, mìn đánh thì nổ, càng máy xúc hoạt động bình thường.
Đang loay hoay định vào rừng thì chúng tôi gặp anh Bùi Văn An ở xóm Khan Thượng. Anh đi chặt bương ở vườn nhà. Anh không dám đi thẳng qua khu rừng mà phải đi vòng đằng sau. Anh kể: Khu rừng này thiêng lắm, hàng ngày, chẳng ai dám vào. Nếu vào phải nghiêm túc, không được chặt cây, bắt thú, đi vệ sinh, trêu đùa, nhổ nước bọt trong rừng. Nếu làm những điều đó về bị ốm. Mấy năm trước, cũng có một anh chồng của một cô giáo dạy tiểu học Ba Khan ở dưới xuôi lên chơi. Hôm đó, rảnh rỗi anh này vào rừng Cỏ Rặng bẫy được một con bồ câu về ăn thịt. Hôm sau về thấy ốm, chữa mãi không khỏi. Anh đi khám nhiều nơi nhưng cũng không phát hiện được bệnh, rồi một lần, người nhà đi xem bói bảo rằng anh đã giết chết con chim của thần rừng phải mua một con bồ câu khác, làm lễ vào rừng xin các thần trả lại con chim đó. Làm thế xong, anh khỏi bệnh. Cũng từ bài học cánh rừng Cỏ Rặng, nhiều người trong xóm Khan Thượng không dám lên rừng chặt, phá và săn bắn thú hoang dã. Nhiều người làm lâm tặc sau những lần phạm đến thần rừng cũng không dám lên rừng chặt nữa. Họ quan niệm rằng “ăn của rừng thì thần sẽ phạt”. Do vậy, bao năm nay, trong xóm không còn tình trạng phá rừng bừa bãi để làm nương.
Hôm qua (mùng 5 tết - tức 7.2), nhiều điểm chợ nội thành Hà Nội đã rục rịch mở cửa với đầy đủ các mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Theo ghi nhận vào sáng qua, giá cả nhiều mặt hàng, đặc biệt là rau xanh tăng giá gấp đôi so với ngày thường.
Khi hầu hết quán xá đều nghỉ Tết thì cũng có những hàng quán “phục vụ không nghỉ”. Trở thành “độc tôn”, họ có những ngày làm ăn “hốt bạc” dịp đầu năm.
(HBĐT) - Những ngày đầu xuân đến với quê hương Mường Động, dọc hai bên đường những vườn hoa mận, hoa mơ nở trắng báo hiệu một năm mới gặt nhiều bội thu và hạnh phúc tràn trề. Tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, len lỏi trong từng bản làng, ngõ xóm, tạo nên một nét riêng truyền thống của người Mường trong ngày hội vui xuân.
Mặc dù gặp không ít khó khăn từ nhiều yếu tố khách quan, song năm 2010 ngành thép Việt Nam không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước mà còn xuất khẩu và trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Từ ngày 6-2, cán bộ và công nhân thi công trên công trình Nhà máy Thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã ra quân đầu năm để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, phấn đấu đưa tổ máy số 1 vào phát điện vào tháng 12-2011.
Lại thêm một năm nền kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp với nhiều biến động khôn lường. Trong bối cảnh ấy, năm 2010 nước ta đã ngăn chặn được suy giảm, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao: GDP tăng 6,78%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.160 USD; nợ công nằm trong giới hạn an toàn... Tuy nhiên, nước ta cũng đang đứng trước những thách thức to lớn, mà nếu không chủ động hóa giải, sẽ phải đối diện rủi ro rơi vào “cái bẫy thu nhập trung bình” – bước lùi lâu dài sau khi gặt hái thành quả cải cách.