Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm.

 

Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.

Theo IPSI, tính đến hết năm 2010, cả nước có ba nhà máy (ở Quảng Nam , Đồng Nai, Đắk Nông) đang sản xuất cồn Etthanol từ nguyên liệu sắn khô với tổng công suất 250 triệu lít Ethanol/năm.

Tuy nhiên, đến tháng Bảy tới, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên sẽ đưa vào hoạt động thêm ba nhà máy sản xuất Ethanol từ sắn (tại Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước), nâng tổng suất sản xuất cồn Ethanol từ sắn lên 550 triệu lít/năm. Vì vậy, ngay từ năm 2011 này, nhu cầu sắn khô sẽ là 1,2 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm 2010.

IPSI cũng cho rằng mặc dù giá thành sản xuất Ethanol từ sắn rẻ hơn nhiều so với các loại nguyên liệu khác như mật mía, ngô và cây sắn là loại cây khá thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam, nhưng việc phát triển diện tích sắn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất Ethanol cần phải nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng để cây sắn phát triển bền vững.

Nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho thấy, việc phát triển cây sắn để phục vụ sản xuất Ethanol đang đối mặt với nhiều thách thức.

Bên cạnh hạn chế là cây sắn chưa được đầu tư canh tác thâm canh và bền vững dẫn tới năng suất thấp, đất nhanh chóng bị bạc mầu, việc chế biến sắn khô và tinh bột sắn hiện đang gây ô nhiễm nguồn nước bởi cả nước chỉ có 10% nhà máy chế biến tinh bột sắn và sắn khô có quy mô công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường; còn lại hầu hết là các cơ sở sản xuất nhỏ tại các vùng nguyên liệu không có thiết bị bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, việc phát triển sắn nguyên liệu phục vụ sản xuất Ethanol cũng sẽ gây những tác động khó lường tới ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi bởi sắn hiện chiếm tỷ trọng khoảng 15% lượng nguyên liệu thô trong thức ăn chăn nuôi./.

                                                                                 Theo TTXVN

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục