Hàng hóa vào những ngày Tết Nguyên đán Tân Mão – 2011 tăng đột biến; từ con cá, cọng rau cho đến tô bún nước lèo, dĩa cơm... đều thiết lập mặt bằng giá mới.

 

Có ai thắc mắc thì được người bán  cười tươi: “Tết mà!”. Ấy nhưng, hiện nay dù đã hết tết, nhưng không ít  mặt hàng thiết yếu,  gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân giá vẫn... chưa chịu giảm...

Những hàng quán này giá cũng tăng đến 40 % so với trước tết.       Ảnh: N.H
Những hàng quán này giá cũng tăng đến 40 % so với trước tết. Ảnh: N.H

Hủ tiếu gõ tăng... theo giá vàng!

Tại Bạc Liêu, giá thức ăn sáng hiện nay đang thật sự là một “thách thức” đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động nghèo. Một tô phở, trước Tết Nguyên đán giá trung bình 15.000 đồng/tô, trong tết lên đến 20.000 đồng và... sau tết vẫn  “bình chân như vại” cho đến nay. Giá một đĩa cơm sườn tại các quán bình dân ở Bạc Liêu thời điểm hiện tại cũng lên đến 22.000 đồng. Tại Cà Mau, món ăn nhiều du khách ưu thích là sọ heo hiện cũng đã lên đến 40.000 đồng/tô, dù rằng được bán ngoài lề đường.

Trong khi đó tại Sóc Trăng, ngoài món ăn sáng nổi tiếng (cơm cari) lúc này giá đã lên đến 38.000 đồng/dĩa, các món ăn sáng khác đều tăng từ 20 – 40%.  Ngay như tô hủ tiếu gõ trước tết giá chỉ 7.000 đồng/tô, những ngày tết tăng lên 10.000 đồng/tô rồi giữ nguyên mức giá này cho tới nay. Khi người tiêu dùng thắc mắc, chị chủ quản cười rất tươi: “Anh thông cảm, mấy bữa nay giá vàng tăng dữ quá!”. Nói cho vui vậy thôi, chứ chị chủ quán kể ra hàng loạt yếu tố “đầu vào” của  một tô hủ tiếu gõ thứ nào giá cũng tăng, nên mong khách hàng thông cảm khi “đầu ra” cũng phải tăng theo bán mới có lãi.

Theo phản ánh của nhiều “bà nội trợ”, các mặt hàng phục vụ cho bữa cơm gia đình hiện hầu hết giá đều tăng cao. Ngoại trừ rau màu do vào mùa khô nên giá giảm, còn lại các loại củ, thịt, cá, gas... đều tăng. Gia đình vợ chồng anh Tâm đều là công chức,  có 2 con nhỏ (một học lớp 5, một học lớp 2). Anh Tâm cho biết: “Bình thường chi tiêu trong gia đình khoảng 3 triệu đồng/tháng, bây giờ với số tiền ấy không thể sống được”. Anh Tâm dẫn chứng: “Ly càphê mọi khi chỉ 5.000 đồng, qua tết lên đến 7.000 đồng rồi chẳng chịu xuống. Hỏi làm sao công chức, viên chức chúng tôi không cảm thấy khó khăn, chi tiêu phải hết sức tiết kiệm!”.

Khó kiểm soát

Trước tình hình giá cả có chiều hướng gia tăng, Sở Công thương Bạc Liêu tiếp tục duy trì 5 đoàn kiểm tra việc bình ổn giá nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp “té nước theo mưa”. Sở Công thương hi vọng những đoàn này sẽ góp phần bình ổn  giá cả thị trường. Tuy nhiên, một cán bộ quản lý thị trường Bạc Liêu thừa nhận: “Theo quy định chỉ kiểm tra các mặt hàng thuộc diện niêm yết giá. Còn con cá, cọng rau ngoài chợ thì không thể. Các mặt hàng ăn sáng, cà phê... thì chúng tôi xin chịu, không thể kiểm soát được”. Sở Công thương Cà Mau, Sóc Trăng cũng tiếp tục duy trì các đoàn kiểm soát bình ổn giá. Dù vậy, cũng như tại Bạc Liêu,  chuyện xử phạt đối với nhiều mặt hàng tăng giá rất khó thực hiện được.

Lương vẫn chưa tăng, các mặt hàng thiết yếu vẫn cao ngất ngưỡng, nếu không có giải pháp tốt, công chức, viên chức, công nhân và người lao động nghèo sẽ vô cùng khó khăn trước áp lực giá đè nặng đối với 2 bữa cơm hàng ngày, chứ chưa nói đến nhiều khoản chi tiêu khác... Trong khi giá nhiều mặt hàng thiết thân đối với cuộc sống hàng ngày của người lao động tăng vào dịp Tết Nguyên đán, sau tết vẫn không hạ; mấy ngày gần đây giá USD, giá vàng tăng khiến nhiều người canh cánh nỗi lo vì... ngay một tô bún riêu tăng giá người ta cũng viện cớ là do giá vàng tăng!.

 

                                                                          Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục