Không để việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống.

Không để việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống.

Sau khi điều chỉnh tăng giá xăng dầu từ hôm (24/2), Bộ Tài chính sẽ thực hiện biện pháp giám sát mạnh để chống những hành vi lợi dụng tăng giá các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ bất hợp lý.

 

Các nguyên nhân trực tiếp cần phải điều chỉnh giá xăng dầu

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giá xăng dầu của thế giới năm 2010 tăng 28,7% so với giá bình quân của năm 2009 và đầu năm 2011 tiếp tục vận động theo xu hướng tăng, nhưng giá xăng dầu trong nước thời gian này được điều hành cơ bản là bình ổn thông qua việc Nhà nước 6 lần điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu (từ 20% xuống 0%) tính thành tiền đến nay khoảng 10.089 tỷ đồng.

Nhà nước đã 4 lần cho doanh nghiệp sử dụng Quỹ Bình ổn giá (Quỹ BOG) để bù đắp giá vốn cơ sở tăng cao hơn so với giá bán hiện hành với số tiền đến nay khoảng: 6.396 tỷ đồng và hiện nay số dư Quỹ BOG đã hết. Do giá xăng dầu được giữ bình ổn nên giá xăng trong nước đang thấp hơn giá xăng của Lào khoảng 8.000 đồng/lít; của Campuchia khoảng 7.100 đồng/lít; của Trung Quốc khoảng 6.100 đồng/lít. Điều này làm cho tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới diễn biến hết sức phức tạp.

Năm 2011 nhiều dự báo cho rằng nền kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục; hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc vẫn có những tín hiệu tăng trưởng khả quan, vì vậy, nhu cầu dầu mỏ tiếp tục gia tăng; tình hình thiên tai, lũ lụt ở các quốc gia lớn trên thế giới, tình hình bất ổn về chính trị ở Trung Đông, châu Phi... sẽ có tác động làm giá cả nói chung, giá dầu nói riêng biến động tăng.

Trong khi tổng nguồn cung dầu mỏ của các nước không thuộc OPEC (sản lượng dầu mỏ của các nước ngoài OPEC chiếm xấp xỉ 65% sản lượng dầu mỏ của toàn cầu trong năm 2010) sẽ giảm khoảng 250.000 thùng/ngày, chủ yếu do sản lượng dầu mỏ ở Biển Bắc, Bắc Mỹ và nguồn cung từ Nga giảm, sẽ có khả năng mất cân đối ở mức độ nhất định giữa nguồn cung cấp và nhu cầu sử dụng về dầu mỏ trên toàn cầu trong năm tới.

Mặt khác, sự biến động của đồng USD cũng là một trong những nhân tố chính dẫn tới những thay đổi trên thị trường dầu mỏ.

Do giá xăng dầu thị trường thế giới sẽ tiếp tục giao động ở mức cao trong thời gian tới; hơn nữa các giải pháp tài chính đã được sử dụng hết thuế đã giảm về 0%, Quỹ BOG đã sử dụng hết đồng thời để khắc phục hiện tượng gian lận thương mại trên đây thì việc điều chỉnh giá là cần thiết.

Nếu tính đủ chi phí, tính đủ thuế và không sử dụng Quỹ BOG thì phải điều chỉnh giá hiện hành tăng thêm đối với xăng: 6.493 đồng/lít; diesel 6.260 đồng/lít; dầu hoả: 6.692 đồng/lít; mazut: 4.334 đồng/kg.

Với nguyên tắc đó từ 10h ngày 24/2 thì mức giá lựa chọn điều chỉnh tăng giá thấp hơn mức đáng lẽ phải điều chỉnh. Ví dụ, mức tăng giá xăng 2.900 đồng/lít bằng 44,66% mức đáng lẽ phải điều chỉnh để phù hợp với thị trường. Giá xăng dầu tăng như trên sẽ tác động làm tăng CPI trực tiếp khoảng 0,65% (chưa tính được tác động của vòng tiếp theo và yếu tố tâm lý).

Việc điều chỉnh tăng giá điện, xăng, dầu như trên làm tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận của các ngành sản xuất, tuy nhiên việc tăng giá các nhóm hàng hoá nói trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (cung cầu nhóm hàng hoá trên thị trường...).

Sau bước điều chỉnh này, từ quý II/2011 trở đi sẽ tiếp tục thực hiện kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo nguyên tắc nếu giá thế giới tăng thì điều chỉnh tăng giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì giảm giá bán.

Điều chỉnh giá đi kèm giải pháp mạnh hạn chế tác động tiêu cực

Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong năm 2010 giá xăng dầu, giá điện… được giữ bình ổn và ở mức thấp do không tính đủ các chi phí đầu vào, vẫn còn bao cấp về giá cho toàn xã hội.

Tình hình đó đã làm cho doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn (thua lỗ), làm méo mó hệ thống giá chung, gây ra tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới diễn biến phức tạp; khuyến khích đầu tư và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện, đồng thời khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hợp lý, hạn chế việc đưa công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng,...

Vì vậy, cần phải điều chỉnh giá theo nguyên tắc chung là điều chỉnh có mức độ để xóa bao cấp một bước về giá điện, giá xăng dầu, dần tiến tới cơ chế giá thị trường vào khoảng năm 2012.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định thị trường hóa nhưng sẽ không có chuyện  buông lỏng quản lý. Chính phủ cũng sẽ có các biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.

Theo Bộ Tài chính, các cơ quan chức năng cần quán triệt chỉ đạo của Chính phủ tăng cường công tác quản lý thị trường, có các biện pháp cụ thể (hành chính, kinh tế), không để xảy ra hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh giá các mặt hàng như giá xăng, dầu, giá điện... để tăng giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ  khác một cách không hợp lý, trái pháp luật.

Thực hiện triệt để chủ trương về tiết kiệm chi phí xăng dầu trong tất cả các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các tổ chức đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo cụ thể các doanh nghiệp có biện pháp quyết liệt cải tiến công nghệ, đổi mới quản lý, tiết kiệm, chống lãng phí, tăng năng suất, hạ giá thành để khắc phục khó khăn do giá đầu vào tăng và để góp phần kiềm chế việc tăng giá đầu ra; chủ động tăng cường thông tin và thanh tra, kiểm tra giá trên địa bàn.

Về phía Bộ Tài chính, trước mắt, tiếp tục duy trì thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu 0%; kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công, tiết kiệm chi tiêu công; chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương để giảm tối đa chi phí điện, xăng dầu; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách.

 

                                                                            Theo Chinhphu.vn

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Giá xăng tăng khiến nhiều người lo ngại giá cả một số mặt hàng sẽ nhấp nhổm tăng theo.
9h40 phút, khách hàng đến mua xăng ngày càng đông tại cửa hàng xăng dầu 11 (Phường Phương Lâm -TP. Hòa Bình).

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.

(HBĐT) - Trước thông tin thiếu xăng dầu, giá xăng dầu sẽ tăng, hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh đã có khá nhiều biến động. Nhiều cây xăng đóng cửa thông báo hết hàng, nghỉ sữa chữa, bán hàng nhỏ giọt từ đầu tháng 1/2011.

TP Hòa Bình tập trung GPMB cho các dự án

(HBĐT) - Trên địa bàn TPHB đã và đang triển khai nhiều dự án trên tất cả các lĩnh vực giao thông, y tế, văn hóa, xây dựng trụ sở, hạ tầng kỹ thuật đô thị… trong đó có nhiều dự án trọng điểm của tỉnh.

Nỗ lực khoanh vùng, dập dịch Lở mồm long móng

(HBĐT) - Ngày 15/12/2010, huyện Lạc Thuỷ phát hiện dịch LMLM đầu tiên ở xã Đồng Môn và sau đó tiếp tục lây lan ra toàn huyện. Đến ngày 30/1/2011, dịch bệnh đã lan ra 12/ 15 xã. Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện có dịch, UBND huyện Lạc Thuỷ đã chỉ đạo các ngành chức năng nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch có hiệu quả. Đến nay, sau hơn một tháng đối phó với dịch LMLM (từ 15/12/2010 đến ngày 30/1/2011) trên địa bàn huyện không phát hiện thêm gia súc nhiễm bệnh.

Giá xăng lên 19.300 đồng kể từ 10 giờ sáng nay

Bộ Tài chính cho biết đã quyết định cho phép các doanh nghiệp đầu mối được tăng giá bán xăng thêm 2.900 đồng/lít kể từ 10 giờ sáng nay.

Thủ tướng quyết định giá bán điện áp dụng từ 1/3

Chiều 23/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 269/QĐ-TTg phê duyệt giá bán điện bình quân 1.242 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng từ 1/3, tăng 165 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân thực hiện năm 2010.

Tăng dự trữ bắt buộc để chống lạm phát

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nâng mức lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11%/năm, nhằm thắt chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng, chủ động kiểm soát áp lực lạm phát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục