Nhiều người tìm đến các cửa hàng bán sản phẩm tích điện để ứng phó với tình trạng cắt điện luân phiên và mùa nắng nóng (ảnh tại cửa hàng ắc quy Trung Kiên, tổ 13, phường Thái Bình, TP Hoà Bình).
(HBĐT) - Từ tháng 3/2011 bắt đầu cắt điện luân phiên do thiếu nguồn. Lo ngại sản phẩm tích điện sẽ tăng giá cao hơn vào mùa hè nắng nóng và tình trạng cắt điện, nhiều người nháo nhào tìm mua các thiết bị
Nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, các cửa hàng chuyên doanh hàng tích điện, ắc quy lớn như Hải Hùng, Hải Hà, Tuấn Hoa, Trung Kiên, Trường Dung… đã nhập về khá nhiều hàng tích điện từ đèn sạc chiếu sáng cho đến máy nổ, ắc quy, bộ kích điện… Trong đó, đèn sạc tích điện chủ yếu có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, giá dao động 300.000 đồng- 400.000 đồng, đơn cử loại ELQX 13V 300.000 đồng, Kentom 2X 10V 400.000 đồng. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại máy phát điện để người tiêu dùng lựa chọn là hàng liên doanh Việt - Nhật và Trung Quốc, giá của hai nguồn xuất xứ này khá chênh lệch. Với ưu điểm tiếng ồn thấp, công suất sử dụng cao, ít tiêu hao nhiên liệu, giá máy phát điện Việt - Nhật dao động từ 8- 15 triệu đồng. Một vài cửa hàng lớn như Trung Kiên ở tổ 13, phường Thái Bình (thành phố Hoà Bình) có bán cả sản phẩm nhập nguyên chiếc từ Nhật Bản với giá 19 triệu đồng. Máy phát điện xuất xứ Trung Quốc với tính năng tiếng ồn lớn lại cồng kềnh, tiêu hao nhiều nhiên liệu, không có chế độ bảo hành tuy nhiên lại thu hút lượng lớn khách mua nhờ có giá cả phù hợp (trên 2 triệu đồng).
Theo xu hướng chung, người tiêu dùng thường mua trọn bộ sản phẩm kích điện và ắc quy nhiều hơn với ưu điểm giảm thiểu tiếng ồn và tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường. Dạo qua các cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo, Cù Chính Lan, cảnh mua, bán sản phẩm này diễn ra tấp nập và kéo dài từ sáng đến tối. Nhiều khách hàng từ các huyện như Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc cũng cất công ra thành phố mua hàng. Qua khảo sát, xuất xứ hàng có mặt trên thị trường tỉnh đa dạng từ hàng Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ đến Trung Quốc nhưng chiếm ưu thế vẫn là hàng Việt Nam và liên doanh Việt - Hàn. Chủ cửa hàng Hải Hùng - phường Phương Lâm cho biết: Máy kích điện Hansinco 50 Ah có giá từ 1,5 - 2 triệu đồng, Robot 1KV 2,8 triệu đồng; Hanshin 500VA 1,8 triệu đồng, Newnet 1.200 VA 3,2 triệu đồng. Loại ắc quy phổ biến trên thị trường và được người tiêu dùng tin dùng hiện nay là ắc quy Đồng Nai của Pinaco Việt
Theo chủ cửa hàng Trung Kiên, 1 tuần qua, bình quân mỗi ngày cửa hàng bán được trên, dưới 20 bộ kích điện, ắc quy. Giá nhập vào của các sản phẩm này tăng lên tính theo ngày nên cũng việc bán cũng “mỗi ngày một giá”. Lặn lội từ thị trấn Hàng Trạm (Yên Thuỷ) ra thành phố mua hàng, một khách mua cho biết không phải ở trong huyện thiếu hàng nhưng giá cả cao hơn một vài trăm. Gia đình có 2 cháu nhỏ, mất điện, các cháu không học được bài mà lúc giữa hè nóng cũng không ngủ được nên đã chủ động ra thành phố mua sớm.
Thị trường hàng tích điện đang nóng lên từng ngày. Bên cạnh các sản phẩm đang bán chạy hiện nay như bộ kích điện, ắc quy, máy nạp, một số sản phẩm khác như bộ nạp cuốn, đèn, quạt tích điện đang được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn, giá cả bình dân. Để đảm bảo an toàn cho thiết bị, kéo dài tuổi thọ và chống cháy, nổ, lưu ý người dân đọc kỹ hướng dẫn, tuân thủ đúng khi sử dụng. Chỉ nên mua những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Bùi Minh - Cẩm Lệ
Lợi dụng biến động những yếu tố đầu vào, một loạt hãng sữa điều chỉnh tăng giá 10-18%. Theo các chuyên gia, mức tăng trên quá cao so với những biến động ở đầu vào.
Thay vì chọn những món quà đắt tiền, nhiều người đang có xu hướng chọn mặt hàng đáp ứng các tiêu chí đẹp, rẻ, ý nghĩa vào dịp 8/3. Nhiều shop kinh doanh đón đầu xu hướng này được dịp đông khách.
(HBĐT) - Tỷ giá ngân hàng đã điều chỉnh, giá xăng dầu, giá điện đã tăng. Thị trường tự do giá cả ngày càng tăng. Tại các siêu thị cũng nhận được thông báo của các nhà cung cấp, phân phối sẽ tăng giá từ ngày 1-3. Bài ca tăng giá, nhất là những mặt hàng thiết yếu đã, đang có những ảnh hưởng nhất định đối với người tiêu dùng.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, doanh nghiệp năm 2011 sẽ gặp khó nhiều hơn năm 2008 bởi những yếu tố tác động vào sản xuất kinh doanh đều lớn hơn.
Nhiều ngành đã triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Và vấn đề được dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất là chính sách tiền tệ.
Tỷ giá, lãi suất, và giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh đã tác động lớn đến doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ xoay xở ra sao để vượt bão?