Anh Nguyễn Văn Thắng, xã Nhuận Trạch chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.
(HBĐT)- Cách đây 10 năm, anh Nguyễn Văn Thắng – chi hội trưởng nông dân thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được tập huấn chăn nuôi bò sữa do dự án chăn nuôi bò sữa huyện Lương Sơn mở lớp, ngoài ra còn được tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì – Hà Nội. Trở về, anh quyết tâm gây dựng và theo đuổi nghề chăn nuôi bò sữa với mong muốn thay đổi cuộc sống gia đình.
30 triệu đồng là khoản tiền không nhỏ để mua một con bò giống thời điểm lúc bấy giờ. Để có vốn, anh mạnh dạn vay thế chấp ngân hàng cùng toàn bộ số tiền tích luỹ từ trồng rau màu, chăn nuôi lợn của gia đình để mua bò sữa. Tiếp đó là thời kỳ anh miệt mài vừa nuôi lợn, cấy lúa, trồng màu để duy trì cuộc sống gia đình, vừa dành đất phát triển đồng cỏ làm nguồn thức ăn đảm bảo cho công việc chăn nuôi. Anh Thắng cho biết: Để đạt sản lượng sữa, mỗi ngày, người chăn nuôi phải cho bò ăn ít nhất 30 kg cỏ, 4 kg cám và một số sản phẩm phụ khác như bã bia để kích thích tiết sữa. Việc lấy sữa, bảo quản sữa trước khi chuyển đến trạm thu gom cũng đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật phải sạch tuyệt đối tỷ lệ chất dinh dưỡng cao nhất.
Cũng theo anh, chăn nuôi bò sữa tuy vốn và công sức bỏ ra không nhỏ nhưng bù lại, khi bò bước vào thời kỳ khai thác sữa sẽ mang về nguồn lợi lớn cho nông dân. Mừng nhất là kể từ lúc bắt tay vào nghề đến nay, những hộ gia đình chăn nuôi bò sữa như anh không phải lo lắng đầu ra như một số nghề mới khác. Trạm thu gom của công ty sữa quốc tế (Hà Nội) được đặt ngay tại thôn, trực tiếp đứng ra thu mua sữa cho bà con. Sản lượng sữa của các hộ chăn nuôi chưa bao giờ bị ế, có bao nhiêu tiêu thụ hết đến đó.
Từ chỗ chỉ có một con bò giống, đến nay, gia đình anh Thắng đã phát triển lên 4 con bò, trong đó có 2 con đã cho khai thác sữa, 2 con thời kỳ hậu bị. Anh cho biết: Thời gian lấy sữa thường vào buổi sáng sớm và buổi tối, bình quân mỗi ngày gia đình anh khai thác đạt 20 – 25 lít sữa/con, có ngày cao điểm khai thác đạt 35 lít sữa/con. Với giá bán cho công ty thu gom, hiện nay 11.000 đồng/lít sữa tươi, từ 2 bò cho khai thác sữa, mỗi ngày, anh Thắng thu được xấp xỉ 1 triệu đồng. (Trừ 50% chi phí thức ăn chăn nuôi, anh bỏ ra 500.000 đồng mỗi ngày).
Nghề chăn nuôi bò sữa đã mang lại cuộc sống ngày càng khấm khá cho gia đình anh Thắng (trừ chi phí sản xuất), bình quân thu nhập của gia đình anh đạt 150 triệu đồng/năm. Cùng với hàng chục hội viên nông dân trong thôn, anh tích cực học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm để nghề chăn nuôi bò sữa ngày càng phát triển, giúp nông dân thực hiện mơ ước làm giàu.
Bùi Thu
(Sở TT&TT)
Chiến dịch bán hàng bình ổn của năm 2010 đến cuối tháng 3.2011 sẽ kết thúc, thế nhưng người có nhu cầu rất khó tiếp cận được với hàng hóa thuộc chính sách bình ổn. Bình ổn giá trong cả năm 2011, gối tiếp chương trình năm 2010.
Sau khi thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ, hoạt động trao đổi ngoại tệ tại thị trường tự do ở Hà Nội đột ngột ngừng lại từ chiều 7.3.
(HBĐT) - Tháng 10/2010, Nghị định 41/2010/NĐ - CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ - TTg. Sự ra đời của Nghị định đã góp phần khơi thông nguồn vốn, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Huyện Cao Phong là một trong những địa phương trong tỉnh triển khai sớm Nghị định 41/2010/NĐ - CP.
(HBĐT) - Sau Tết, giá cả các mặt hàng đều nhích lên, nhất là sau khi xăng-dầu tăng giá, cùng với sự điều chỉnh lại giá điện thì cuộc sống người dân nghèo ở nông thôn thêm phần vất vả.
(HBĐT) - Năm 2010, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về chuyển đỏi mô hình hoạt động của Điện lực Hòa Bình thành Công ty Điện lực Hòa Bình trực thuộc Tổng công ty điện lực miền Bắc; tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, sửa chữa, cải tạo tối thiểu ở 136 xã để đảm bảo vận hành. Với địa bàn quản lý rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Công ty lớn, vật tư, tài sản nằm rải rác và đa số nằm ngoài trời ở hầu hết các xã phường, thị trấn của 11 huyện, TP với trên 5.800 km đường dây, 1.284 trạm và 27 cột ăng ten viễn thông.
Tiến độ sản xuất công nghiệp đã và đang được đẩy mạnh trên cả nước. Nhìn chung sản xuất công nghiệp năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm 2010. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc bứt phá của sản xuất công nghiệp trong năm 2011.