Hàng loạt mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng giá đã khiến nhiều trường mầm non phải điều chỉnh tiền ăn của trẻ tăng lên từ 2.000 - 4.000 đồng/bữa. Nhiều bậc phụ huynh cũng phải tính toán lại để giải bài toán cho con đi học trường mầm non công hay tư.

 

Tăng giá suất ăn của trẻ mầm non

Khi giá cả các mặt hàng gạo, thịt, củ quả… đều vù vù tăng thì việc Ban Giám hiệu các trường mầm non phải điều chỉnh mức thu tiền ăn của trẻ là tất yếu. Mức thu tăng lên nhiều hay ít tùy thuộc vào quyết định của từng trường.
 
Học võ - một hoạt động ngoại khóa thu thêm tiền của trẻ mầm non (ảnh minh hoạ)

“Do trường chúng tôi nằm trên địa bàn dân cư, người dân có thu nhập chưa cao nên mức thu tăng thêm của mỗi trẻ chỉ là 2.000 đồng/bữa, từ 10.000 đồng lên 12.000 đồng/bữa. Tuy nhiên, trong số tiền gói gọn này, trẻ vẫn được ăn một bữa phụ” - bà Ngô Thị Ánh Nguyệt, hiệu trưởng trường mầm non Phương Liên (Đống Đa) cho biết.

Theo bà Nguyệt thì với mức thu thêm này, bữa ăn sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng calo cho trẻ. Song nếu tình hình giá cả vẫn tiếp tục leo thang, nhà trường sẽ có sự điều chỉnh về tiền ăn của trẻ sao cho hợp lý.

Mức thu tiền ăn này của trường mầm non Phương Liên so với mặt bằng của một số trường mầm non công lập khác phần nào còn thấp. Theo bà Nguyệt thì nhà trường đã và đang cố gắng tiết kiệm chi tiêu cho các bậc phụ huynh bằng cách tự nấu chè, cháo và làm sữa chua cho bữa phụ của trẻ…

Trường công lập cũng mỗi trường một mức thu khác nhau. Có trường thu 12.000 - 14.000 đồng/bữa nhưng cũng có trường chỉ thu bữa chính đã 11.000 đồng, bữa sáng là 8.000 đồng. Vậy nếu trẻ ăn cả bữa sáng và bữa trưa ở trường, cha mẹ sẽ phải chi ra số tiền là 19.000 đồng/ngày.

“Con nhà tôi gửi trường công, mỗi tháng cộng cả tiền ăn chính, ăn phụ là 19.000 đồng/bữa, tiền bán trú 60.000 đồng/tháng, tiền học phẩm 110.000 đồng/tháng; nếu tính cả tiền gửi con thứ Bảy nữa là 20.000 đồng/ngày. Tổng cộng tất cả các khoản, vợ chồng tôi phải có 742.000 đồng nộp tiền học cho con” - chị Thanh Hằng, phụ huynh trường mầm non Vạn Phúc, Hà Đông chia sẻ.

Phụ huynh tính toán cho con học trường tư hay trường công

Với các trường tư thục mang những tên gọi rất Tây như House Kid, Blue Sun, Sunny Flower… trên địa bàn Hà Nội, phụ huynh gửi con vào là những người có mức thu nhập khá và ổn định. Tuy nhiên, trong thời “bão giá” các trường cũng đua nhau tăng giá từ tiền ăn tới tiền chăm sóc.

Phải nói rằng, hệ thống trường tư này cơ sở hạ tầng khá tốt, khang trang và hiện đại, có trường lắp đặt cả hệ thống quay camera để phụ huynh có thể nhìn thấy con mình hoạt động qua mạng Internet ở bất kỳ đâu.

Đi với các dịch vụ hiện đại, chăm sóc tận tình thì giá cả của các trường mầm non tư thục này luôn cao gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với cho con đi học ở các trường công.

“Tôi đang gửi con 2 tuổi rưỡi ở trường tư thục. Nguyên tiền chăm sóc là 1.200.000 đồng/tháng, tiền ăn là 25.000 đồng/ngày, tiền bán trú là 50.000 đồng/tháng, nước sạch 15.000 đồng/tháng, bảo hiểm thân thể 30.000 đồng. Tổng cộng mỗi tháng gia đình phải bỏ ra một khoản tiền khoảng 1.800.000 đồng để đóng học cho con” - chị Minh Hòa, phố Lò Đúc cho biết.

Đứng trước sự lựa chọn cho con vào học trường công hay trường tư, nhiều phụ huynh đã nghiêng về phía học trường công, vì nếu gửi con ở trường công mỗi tháng họ sẽ tiết kiệm được một khoản tiền từ 700.000 - 1.000.000 đồng. Tiền này để chi phí cho giá xăng, giá điện và giá cả thực phẩm tăng.

Thời tăng giá khẩu phần ăn của trẻ thay đổi, cách nghĩ của phụ huynh cũng thay đổi để tìm cho mình giải pháp nhằm thích ứng với sự thay đổi của giá cả thị trường. Không chỉ người lớn tập thích nghi mà cả trẻ con cũng dần phải thích nghi cùng cha mẹ.

 

                                                                                Theo DanTri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Anh Nguyễn Văn Thắng, xã Nhuận Trạch chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.
Nông dân xã Trường Sơn (Lương Sơn) chuẩn bị cây giống phục vụ trồng rừng năm 2011.

Cơ hội cho người trồng rừng Yên Thủy

(HBĐT) - Khai thác nguồn nguyên liệu rừng trồng với quy mô lớn và ổn định, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động địa phương... Cơ hội đang mở ra với người trồng rừng ở huyện Yên Thuỷ khi dự án xây dựng Nhà máy ván sợi ép tỷ trọng trung bình (MDF) Vinafor - Tân An Hòa Bình (viết tắt là Nhà máy MDF Vinafor - Tân An) đã chính thức khởi động tại xã Lạc Thịnh.

Nên miễn giảm thuế thu nhập cá nhân

Quy trình thông qua sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ mất ít nhất từ 6 - 12 tháng nên một số chuyên gia kiến nghị giải pháp miễn giảm thuế TNCN năm 2011 trong thời gian chờ những bất hợp lý được giải quyết.

Siết “chợ đôla tự do": Thị trường vàng sẽ thế nào?

Những thông tin về việc kiểm tra giấy phép đăng ký và tình hình hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ đã khiến tâm lý giới đầu tư vàng xao động.

Hàng bình ổn - người dân đã thực sự được thụ hưởng?

Chiến dịch bán hàng bình ổn của năm 2010 đến cuối tháng 3.2011 sẽ kết thúc, thế nhưng người có nhu cầu rất khó tiếp cận được với hàng hóa thuộc chính sách bình ổn. Bình ổn giá trong cả năm 2011, gối tiếp chương trình năm 2010.

USD thị trường tự do ngừng giao dịch: Tín hiệu tốt ổn định thị trường ngoại tệ

Sau khi thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ, hoạt động trao đổi ngoại tệ tại thị trường tự do ở Hà Nội đột ngột ngừng lại từ chiều 7.3.

Cao Phong triển khai sớm chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Tháng 10/2010, Nghị định 41/2010/NĐ - CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành sau hơn 10 năm tổ chức thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ - TTg. Sự ra đời của Nghị định đã góp phần khơi thông nguồn vốn, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Huyện Cao Phong là một trong những địa phương trong tỉnh triển khai sớm Nghị định 41/2010/NĐ - CP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục