Tổng nguồn thu từ dịch vụ logistics (bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối) vào khoảng 15-20% GDP của VN là một con số khổng lồ (khoảng 12 tỉ USD/năm). Nhưng 70% doanh thu hiện đang rơi vào túi các DN nước ngoài.
Nguyên nhân là hạ tầng của VN chưa tương thích để DN logistics VN có thể tiêu hoá được “miếng bánh” hấp dẫn này.
“Miếng bánh” hấp dẫn
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy năm 2010, Việt Nam đứng đầu nhóm quốc gia thu nhập thấp và ở mức trung bình trên thế giới. Tuy Việt Nam ở giai đoạn đầu của việc phát triển, nhưng so với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á, kinh tế VN đang có sự phát triển mạnh thị trường mà sản xuất và bán lẻ - những yếu tố quan trọng cho thành công của ngành logistics. Hiện logistics của VN đứng thứ 53/155 quốc gia.
Nguồn thu từ dịch vụ logistics tại thị trường Việt Nam chiếm khoảng 15 - 20% GDP (khoảng 12 tỉ đôla Mỹ). Đây quả thực là một nguồn thu khổng lồ. Mặt khác, chỉ tính riêng vận tải trong chuỗi logistics (chiếm từ 40-60% chi phí) thì cũng đã là nguồn thu lớn.
Tuy nhiên, miếng bánh lớn và hấp dẫn này đang thuộc về các DN nước ngoài như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics.... Có thể nói, đây là những đại gia quốc tế với khả năng cạnh tranh mạnh bởi bề dày kinh nghiệm, nguồn tài chính mạnh, với hệ thống dịch vụ đã được hình thành lâu năm, chuyên nghiệp và bao quát trên toàn thế giới. Đặc biệt, công nghệ khai thác hiện đại, trình độ quản lý khá cao. Chính vì vậy, các DN này đã giành được khoảng 70% thị phần logistics tại VN.
Các cảng container tại Việt Nam mới chỉ tiếp nhận được tàu nhỏ. Ảnh: B.L |
Nguy cơ mất thị trường
Mặc dù số lượng các DN tham gia lĩnh vực này của VN đang tăng lên nhanh chóng, song thực sự không mạnh mà chủ yếu là làm đại lý cho các “ông lớn” nước ngoài. Một số ít DN có thể chiếm được một phần nhỏ thị trường lại bị cạnh tranh khốc liệt. Nguy cơ nhãn tiền là năm 2014, các DN nước ngoài trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam sẽ được phép mở công ty 100% vốn nước ngoài theo cam kết gia nhập WTO. Như vậy, cuộc cạnh tranh giành giật từng “miếng bánh” trên thị trường logistics sẽ khốc liệt hơn rất nhiều.
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Giao nhận vận chuyển VN, hiện các DN liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài không những đã giành được khoảng 70% thị trường mà còn hết sức chuyên nghiệp, có mạng lưới rộng khắp... Trong khi đó, các DN logicstis Việt Nam chưa có tiềm lực, kinh nghiệm, thiếu đầu tư công nghệ... nên chỉ đáp ứng những dịch vụ đơn giản, hoạt động manh mún, qua nhiều trung gian, đại lý. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu là hạ giá để giành giật khách, tự thôn tính lẫn nhau nên “miếng bánh” thị phần ngày càng có nguy cơ nhỏ lại. Nhiều DN chỉ là danh nghĩa,... còn thực chất làm thuê cho các hãng nước ngoài.
Bên cạnh đó, môi trường hạ tầng VN cũng không là tiền đề tốt cho ngành này phát triển. Hệ thống hạ tầng giao thông chưa mạnh, thiếu kết nối đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc... Cụ thể, các trục đường bộ chưa vào cấp tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và đường hàng không. Hệ thống đường sắt quá lạc hậu, không hỗ trợ được cho chu trình vận tải khép kín của logistics. Đường hàng không năng lực vận chuyển hàng hóa thấp. Sân bay chưa có nhà ga hàng hóa và khu vực riêng cho hoạt động logistics...
Tất cả khó khăn trên khiến tắc nghẽn dòng dịch chuyển logistics. Điều này làm tăng chi phí sản phẩm, giảm hiệu quả của hoạt động logistics VN. Đây là những thách thức không nhỏ với DN VN để giữ và phát triển “miếng bánh” thị phần logistics.
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Đợt mưa tầm tã, kéo dài trong suốt 1 tuần qua đã khiến các khu chợ trở nên nhếch nhác còn giá cả các mặt hàng có chiều hướng tiếp tục tăng, tăng mạnh nhất là rau xanh và thực phẩm.
(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, đến cuối tháng 2, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2011 của tỉnh được giao là 1.423 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 1.137 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ là 286 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua CCB gương mẫu khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển KT, xoá đói - giảm nghèo của CCB xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). Qua đó đã nhân rộng nhiều mô hình làm kinh tế giỏi góp phần làm chuyển biến đời sống hội viên.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó, hóa đơn điện tử có giá trị tương đương hóa đơn giấy.
Chiều 17-3, ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng lớn nhất, chiếm 90% thị phần của cả nước, cho biết: Công ty tích cực chuẩn bị sẵn sàng cho việc ngưng giao dịch vàng miếng khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng, đồng thời khẩn trương chuyển hướng mạnh sang sản xuất, chế tác, kinh doanh vàng nữ trang.
Do ảnh hưởng từ sự giảm giá của thị trường gạo thế giới, liên tục từ cuối tháng Hai tới nay, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã hai lần giảm giá sàn gạo xuất khẩu. Giá gạo 5% tấm đang từ 520 USD/tấn nay giảm xuống còn 480 USD/tấn; gạo 25% tấm từ 490 USD/tấn nay xuống còn 460 USD/tấn.