Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí, tạo sản phẩm mới với giá bán hợp lý để giữ vững thị trường trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Yến Ngọc

Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí, tạo sản phẩm mới với giá bán hợp lý để giữ vững thị trường trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Yến Ngọc

Hàng loạt yếu tố "đầu vào" như điện, xăng dầu, tỷ giá ngoại tệ... đều tăng giá, khiến các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh phải thay đổi phương án, điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận... để giữ vững thị trường.

 


Công ty CP Dầu thực vật Tường An là DN chuyên sản xuất dầu ăn. Năm nay, DN đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 50 tỷ đồng, chưa bằng một nửa của năm 2010. Lý giải về vấn đề này, đại diện Công ty cho biết, DN đang gặp nhiều khó khăn do có tới hơn 90% nguyên liệu của đơn vị phải nhập khẩu. Mới đây, Công ty liên tục nhận được thông báo của hàng loạt đối tác về giá nguyên liệu tăng, loại tăng ít nhất cũng là 15%. Thêm vào đó, tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng, lãi suất cũng tăng cao (lãi suất VND cho vay cao nhất tới 22%)... đã gây áp lực lớn buộc DN phải tăng giá bán sản phẩm. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất của Tường An hiện nay là bảo toàn vốn, giữ vững thị trường. Đồng quan điểm với Tường An, Trưởng ban Kỹ thuật và Marketing của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, ông Đỗ Hải Triều chia sẻ, do giá nguyên liệu, tỷ giá tăng, DN phải tăng giá sản phẩm, nhưng điều này lại khiến DN gặp khó do phải cạnh tranh với hàng nhập lậu giá rẻ...

Nhiều DN cho rằng, việc tăng giá sản phẩm chỉ là giải pháp tình thế, không phải là "gốc" của vấn đề. Ông Trịnh Chí Cường, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Đại Đồng Tiến chia sẻ, DN phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đã giảm chi tiêu, tạo sản phẩm mới với giá thành hợp lý để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Nếu chất lượng sản phẩm không tăng, mà chỉ tăng giá DN sẽ khó qua được "cửa ải" này. Công ty Cao su Hà Nội (HARCO) cũng đang tập trung các biện pháp tiết kiệm điện, nước, giảm tiêu hao nguyên vật liệu; giảm biên chế... Không mở rộng đầu tư, tập trung cho những dự án đang triển khai để tránh lãng phí và quay nhanh vốn lưu động. Nhiều chuyên gia khẳng định, với lãi suất 18-22%, sản xuất công nghiệp hòa vốn còn khó, nói gì đến lãi...

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn giữ được giá "đầu ra" trong khi chi phí "đầu vào" tăng, DN buộc phải giảm chi phí, thậm chí phải giảm cả sản lượng. Đây là thời điểm các DN phải lựa chọn, ưu tiên chọn những mục tiêu dễ thực hiện, đầu tư vốn ít, tránh những phí tổn không cần thiết vào thời điểm này. Sáng kiến tốt nhất hiện nay là tạo ra lợi nhuận ngắn hạn, thông qua việc giảm chi phí như tiết kiệm điện, xăng, dầu, hội họp... Các DN cần rút ngắn thời hạn các khoản thanh toán, hạn chế vay vốn ngân hàng, nhất là vay dài hạn vì lãi suất hiện nay quá cao; đồng thời, giảm các đơn hàng dài hạn, vì dễ chịu rủi ro từ tỷ giá hối đoái và giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Đặc biệt, cộng đồng DN nên hợp tác để tăng xuất khẩu, cân đối được nguồn ngoại tệ, tạo vốn, cân bằng đầu ra - đầu vào, đổi mới công nghệ...

Trước những diễn biến hiện tại của thị trường, nhiều DN cho rằng, các ngành chức năng nên có các chính sách hỗ trợ DN với những dự án sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Mặt khác, về lâu dài cần có quy định chặt chẽ hơn để hạn chế nguồn hàng nhập khẩu chất lượng kém đang cạnh tranh không lành mạnh với hàng sản xuất trong nước, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng...
 
                                          Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục