Thiếu điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của Công nhân may. (Ảnh: Công ty CP may xuất khẩu Sông Đà)

Thiếu điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của Công nhân may. (Ảnh: Công ty CP may xuất khẩu Sông Đà)

(HBĐT) - Kể từ ngày 1/3, giá điện tăng 15,28% , trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp may mặc. Trong những tháng mùa khô, nếu cắt giảm điện thường xuyên do thiếu hụt mới là vấn đề các doanh nghiệp đáng quan tâm. Mặt khác, để chủ động với sản lượng điện thiếu hụt trong mùa khô tới, các doanh nghiệp đều có những phương án chủ động nhằm đảm bảo duy trì sản xuất.

 

Khó trong làm theo ca

 

Theo như các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh ta, Đa số các doanh nghiệp may mặc hiện chỉ thực hiện gia công theo đơn đặt hàng. Việc đảm bảo đúng giao hàng theo hợp đồng là hết sức quan trọng, đồng thời, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu nên cần đảm bảo chất lượng sản phẩm cao.

 

Ông Nguyễn Công Yêm, Tổng Giám đốc Công ty CP May xuất khẩu Sông Đà cho rằng, ngành may có đặc thù cần ánh sáng tốt cũng như tinh thần thoải mái của công nhân lao động ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, đối phó với tăng giá điện, đổi ca làm theo giờ thấp điểm về đêm khó có thể thực hiện được.

 

Để đảm bảo hiệu quả sản xuất trước tình hình giá điện tăng làm tăng chi phí sản xuất, không cách nào khác, doanh nghiệp đều chọn giải pháp tiết kiệm điện, cải tiến các thiết bị kỹ thuật và phương tiện để sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng. Đồng thời, tính toán hợp lý các chi phí đầu vào khác để giảm giá thành sản xuất. Đối với Công ty CP May xuất khẩu Sông Đà, từ nhiều năm nay, hệ thống chiếu sáng đã được đầu tư hợp lý nhằm tiết kiệm tối đa nguồn điện. Hơn nữa, việc bố trí hợp lý giữa các khâu cũng góp phần tiết kiệm điện đáng kể.

 

Cũng theo ông Yêm, lợi nhuận từ gia công may mặc nếu tính trên giá thành sản phẩm được bán ra thị trường thế giới được tính là rất ít. Có chăng lợi nhuận cao thực chất đều nằm từ phía đối tác phân phối và hệ thống bán lẻ nước ngoài. Trong khi đó, tình hình kinh tế trong nước khó khăn cộng với lạm phát ngày càng cao buộc công ty phải nâng thu nhập cho người lao động.

 

Nếu như năm 2010, thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 2 triệu đồng/người/tháng, trong năm 2011, công ty đang phấn đấu nâng thu nhập của người lao động tăng lên khoảng 3 triệu đồng. Ngoài ra, hiện, Công ty đang có lộ trình mở rộng sản xuất, tăng lên gần gấp đôi số công nhân hiện tại trong vòng vài năm tới. Với nhiều áp lực như vậy, để đảm bảo đời sống cho CB – CNV - LĐ trong đơn vị, nhiều doanh nghiệp may đang tìm mọi vừa cắt giảm chi phí, vừa lo nâng cao đời sống cho công nhân, lao động.

 

Đối phó với việc thiếu điện trong mùa khô

 

Theo các doanh nghiệp, đối phó với tăng giá điện khả dĩ thì còn có thể làm được, nếu mất điện thường xuyên mới là vấn đề khó khăn nhất.

 

Ông Nguyễn Công Yêm cho biết thêm: mùa khô năm 2010, việc sản xuất của công ty đã gặp nhiều khó khăn vì tình trạng mất điện. Mặc dù Công ty đã được ưu tiên cung cấp điện nhưng có nhiều khi quá tải hệ thống điện cắt toàn bộ thành phố khiến chi phí của doanh nghiệp đội lên nhiều do sử dụng máy phát điện. Hiện tại, trên 10 dây chuyền may mặc với khoảng 500 công nhân sản xuất, bình quân mỗi ngày, công ty phải bỏ ra vài triệu đồng mua dầu cho máy phát nếu so với điện lưới quốc gia. 

 

Tương tự như vậy, Công ty CP May xuất nhập khẩu SMA Việt – Hàn, thuộc phường Chăm Mát – TP Hòa Bình vừa đi vào sản xuất đầu năm 2010 với số lượng công nhân, lao động lên đến 450 người. Trao đổi về việc tăng giá điện, ông Nguyễn Văn Tý, Trưởng phòng TC-HC của Công ty cho hay: việc tăng giá điện từ 1/3 vừa qua về cơ bản không ảnh hưởng nhiều lắm đến sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sợ nhất là cắt giảm điện luân phiên. Tất nhiên, doanh nghiệp cũng chia sẻ với ngành điện vì tình trạng thiếu hụt nguồn điện chung cả nước. Công nhân trong công ty đa số con em trong các huyện lân cận của tỉnh. Nếu mất điện, Công ty buộc phải cho công nhân nghỉ việc về quê. Nhưng khi có điện huy động công nhân trở lại rất khó khăn, nhiều trường hợp công nhân có tay nghề được đào tạo cơ bản về quê rồi quay sang làm việc khác, không trở lại công ty nữa. Đây cũng là thiệt thòi đáng kể không những cho Công ty mà còn là tình trạng chung của các doanh nghiệp khác.

 

Đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn điện trong mùa khô, Công ty SMA Việt – Hàn cũng như nhiều doanh nghiệp may khác đều có nguồn điện dự phòng bằng máy phát điện. Nhưng không thể đáp ứng phục vụ hêt tất cả các khâu. Ngoài ra, chi phí chạy máy phát cũng tăng cao, bình quân một ngày nếu chạy máy phát điện chi phí của Công ty sẽ tăng lên gấp 3 lần, từ 1,5 triệu đồng điện lưới lên đến 5 triệu đồng dùng máy phát. Tất nhiên, chi phí cao dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, từ đó, thu nhập của người lao động cũng khó mà tăng được.

 

 

                                                                                      Hồng Trung

 

Các tin khác

Hoạt động mua bán nhà đất ở các khu dân cư trên địa bàn TPHB luôn sôi động. (Ảnh: Một tấm biển rao bán nhà tại tổ 4, phường Phương Lâm, TPHB).
Giá thực phẩm tăng cao sau Tết Nguyên Đán.
Không có hình ảnh

Từ 31.3, EU sẽ bãi bỏ thuế chống bán phá giá giày, mũ da

Tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, Uỷ ban Châu Âu (EU) sẽ chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá 10% đối với giày, mũ da nhập khẩu của VN kể từ ngày 31.3.

Vẫn niêm yết giá bằng ngoại tệ

Mặc dù các cơ quan quản lý tăng cường việc kiểm tra niêm yết giá bằng ngoại tệ nhưng trên thị trường vẫn tràn lan cửa hàng niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ bằng USD, đặc biệt tại các công ty du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ làm đẹp, xe nhập khẩu...

Triển khai kế hoạch cấp điện, tiết kiệm điện năm 2011

(HBĐT)- Sáng 22/3, BCĐ điều hành, cung ứng điện tỉnh đã họp phiên đầu tiên triển khai kế hoạch cấp điện, tiết kiệm điện năm 2011. Đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ điều hành, cung ứng điện của tỉnh chủ trì hội nghị.

Cùng nỗ lực tiết kiệm điện bằng những việc làm cụ thể

(HBĐT)- Trong khi nguồn cung cấp điện còn thiếu, việc tiết kiệm chưa được các cơ quan, doanh nghiệp và người dân quan tâm thực hiện đúng mức. Sở Công thương đã trình UBND tỉnh ban hành chỉ thị về thực hiện tiết kiệm điện. Tuy vậy, điều quan trọng là mọi người dân cùng thực hiện tiết kiệm điện bằng những việc làm cụ thể.

Khuyến khích phát triển loại hình kinh tế HTX

(HBĐT)- Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với phát triển các loại hình kinh tế HTX kiểu mới, đó là định hướng xuyên suốt của huyện Tân Lạc trong những năm gần đây nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của kinh tế nông nghiệp. Trên thực tế, sự hình thành, phát triển ổn định của các HTX đã khẳng định sự đúng đắn của định hướng này.

6 ưu tiên hàng đầu trong điều hành KT-XH năm 2011

Trong báo cáo do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII, Chính phủ nêu rõ 6 nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành KT-XH năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục