Giá thực phẩm, vốn đã tăng rất cao từ đầu năm đến nay, lại đứng trước nguy cơ tiếp tục tăng sau khi giá xăng dầu được điều chỉnh từ ngày 29.3.

TP.HCM: Thị trường căng thẳng

Ông Suwes, Phó tổng giám đốc Công ty chăn nuôi CP Việt Nam, nhận định: “Hiện chi phí giá thành chăn nuôi heo đã tăng khoảng 20-25%. Sau khi giá xăng tăng lên thì chắc chắn sẽ có thêm nhiều tác động trong thời gian tới. Nguồn cung thịt heo hiện nay rất căng thẳng do Trung Quốc bị dịch bệnh, thu hút một lượng lớn thịt heo đổ về phía Bắc, trong khi đó các chủ trang trại trong nước lại không muốn mở rộng sản xuất vì lo ngại chi phí đang tăng cao và rủi ro dịch bệnh. Vì vậy nhiều khả năng giá thịt heo sẽ còn tăng trong thời gian tới".

Theo một số chủ trại chăn nuôi gia súc gia cầm tại khu vực Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã thông báo sẽ tiếp tục tăng giá thêm 10% trong những ngày tới. Điều này càng làm tăng áp lực lên người chăn nuôi khi nhiều thứ chi phí đầu vào khác cũng tăng vọt. Từ đầu năm đến nay đã có 4 lần giá thức ăn chăn nuôi tăng.

 
Thực phẩm - mặt hàng liên tục biến động giá từ đầu năm đến nay - Ảnh: D.Đ.Minh

Giá các loại trứng cũng đang tăng lên. Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết: “Từ ngày 1.4, giá trứng tăng khoảng 15% vì đã hết chương trình bình ổn giá, chương trình mới thì Sở Tài chính chưa duyệt mức giá đăng ký. Do đó, các doanh nghiệp đã chọn thời điểm này để tự điều chỉnh giá. Hầu hết các đại lý và siêu thị đã chấp nhận mức giá mới ngoại trừ Co.op Mart tạm hoãn tăng giá thêm vài ngày cuối tuần”.

Ông Lê Thanh Hùng, Phó giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, nói: “Khi lập bảng kê khai các yếu tố cấu thành giá để trình lên Sở Tài chính và các cơ quan chức năng liên quan duyệt, chúng tôi chỉ tính theo mức giá vận chuyển cũ (trước 22 giờ ngày 29.3) nhưng nay giá xăng dầu tăng thì chắc chắn sẽ tác động lên giá thành sản phẩm của chúng tôi”.

Đúng ra giá hàng Vissan phải tăng lên 25% thì công ty mới đủ vốn chứ chưa có lãi. Tuy nhiên, chúng tôi phải cố gắng duy trì mức giá hiện nay chứ không dám tăng giá. Đến giữa tháng 4 Vissan sẽ có đợt tăng giá

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan cũng nói: “Đúng ra giá hàng Vissan phải tăng lên 25% thì công ty mới đủ vốn chứ chưa có lãi. Tuy nhiên, chúng tôi phải cố gắng duy trì mức giá hiện nay chứ không dám tăng giá. Đến giữa tháng 4 Vissan sẽ có đợt tăng giá”.

Theo ông Huỳnh Hữu Tuấn, Quản lý siêu thị Citimart Bình Thạnh, gần như 100% mặt hàng đều thông báo tăng giá trong thời gian tới.

Hà Nội: Giá cả “nhảy múa”

Tại Hà Nội, từ chợ cóc đến siêu thị, từ gánh hàng rong vỉa hè, xe ôm đến giá xi măng, sắt thép... tất cả gần như đồng loạt tăng giá.

Kể từ ngày 1.4, các đại lý xi măng tăng giá bán khoảng 150.000 đồng/tấn, với lý do nhà sản xuất điều chỉnh giá bán. Hiện giá xi măng Hà Tiên tăng thêm 120.000 đồng/tấn, giá bán giao tại nhà máy cho loại xi măng này ở mức 1,48 triệu đồng/tấn. Giá xi măng các hãng khác sau khi điều chỉnh như Nghi Sơn là khoảng 1,57 triệu đồng/tấn, Fico khoảng 1,5 triệu đồng/tấn...

Dịch vụ ăn uống cũng được dịp “chặt chém” khi mới hôm trước một bát phở tái chín 15.000 đồng, nay đã lên 20.000 đồng. Đặc sản Gà 65 (giá 65.000 đồng/suất) ở khu vực Nguyễn Phong Sắc, Q.Cầu Giấy mới tháng trước đổi thành Gà 75, nay ông chủ quán cho biết  “sắp tới sẽ thôi không làm biển giá gà nữa”.

Tại các chợ Xanh, Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy), giá thịt nạc thăn, sườn đã tăng từ 90.000 đồng lên 110.000 đồng/kg, thịt ba chỉ tăng từ 80.000 đồng lên 90.000 đồng/kg, thịt thăn bò tăng 30.000 đồng, lên 190.000 đồng/kg.

Cục trưởng Cục Quản lý giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng đợt tăng giá xăng thêm hơn 10% này khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm 0,4%. Mức tăng theo các chuyên gia xét về con số thì thấp, nhưng sức lan tỏa, đặc biệt mặt tâm lý cao hơn rất nhiều. Một chuyên gia cho rằng các ngành, doanh nghiệp nhìn chung “đã thổi phồng quá mức tăng giá”. Bởi giá cả ngoài việc phụ thuộc vào chi phí (giá xăng tăng), còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý và cấu trúc thị trường. Muốn tăng phải có sự tính toán, và thời gian điều chỉnh chứ không thể thịt, cá, bò, gà lợn, hay xi măng, sắt thép đã ồ ạt tăng ngay.

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) chăm sóc cây màu vụ xuân
Từ vốn vay của Quỹ TDND liên phường Phương Lâm - Đồng Tiến nhiều hộ gia đình ở phường Đồng Tiến đã đầu tư SXKD có hiệu quả.
Không có hình ảnh
Các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm đang được các DN đề nghị tăng giá 15-20%. Ảnh:M.T

Hiến kế doanh nghiệp Việt vượt khó

“Chúng ta cần tái cấu trúc nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần dựa vào nội lực, dựa trên vốn của mình, tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ”.

Xuất khẩu sang Mỹ: Chỉ cần “nhấp chuột”

Doanh nghiệp có khả năng ứng dụng thương mại điện tử càng cao càng có cơ hội làm ăn với Mỹ. Ngày 30-3 tại Hà Nội, Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) Việt Nam – Hoa Kỳ đã tổ chức hội thảo Xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ thông qua thương mại điện tử (TMĐT).

Cắt giảm đầu tư công: Không cắt mà còn xin thêm vốn

Với lý do khu vực còn nhiều khó khăn, vốn ít lại phải đầu tư lớn, số lượng dự án đầu tư công phải cắt giảm của 5 tỉnh Tây Nguyên chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thậm chí một số tỉnh còn đề nghị tăng thêm vốn xây dựng trụ sở mới, cho dự án chưa thực sự cấp bách.

Phát động phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

(HBĐT) - Nhân dịp ngày truyền thống thuỷ sản Việt Nam (1/4/1959-1/4/2011), ngày 30/3 Chi cục Thuỷ sản tỉnh đã tổ chức phát động phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại xã Thung Nai (Cao Phong). Đến dự có đại diện Sở NN & PTNT, Công an tỉnh…

Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi Chỗ dựa tin cậy của người nghèo

(HBĐT) - Nhiều năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi đã trở thành chỗ dựa tin cậy của người nghèo trong huyện. Với nhiều người, đồng vốn vay còn ít ỏi nhưng đã giúp họ trong lúc khó khăn, tạo được việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.

Tân Thành đổi thay từ Chương trình 135

(HBĐT) - Tân Thành là xã nằm ở phía tây nam của huyện Lương Sơn. Những năm trước, đời sống của nhân dân trong xã gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đời sống của nhân dân có nhiều chuyển biến, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc. Trong đó, nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ góp phần quan xóa đói - giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục