Ngày 19.4, Cty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Cty CP Đầu tư và Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) đã công bố kết quả cuộc khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh quý I/2011.
Gần 45% DN (trong tổng số 333 DN) khẳng định không có ý định mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ảnh: M.N. |
Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 18.3 đến đầu tháng 4, với sự tham gia của 333 doanh nghiệp (DN) thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam, trong đó hơn 78% thuộc khối DN vừa và nhỏ.
Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý I/2011 đã giảm 17 điểm so với quý IV/2010. Nếu so với lần đầu tiên thực hiện vào năm 2008 thì chỉ số được khảo sát lần này chỉ tăng 9 điểm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp chỉ số này có mức giảm mạnh kể từ lần đầu tiên được tiến hành khảo sát.
Nếu tính trong vòng 6 tháng liên tục, thì niềm tin kinh doanh liên tiếp giảm mạnh, gần 45% DN khẳng định không có ý định mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2011. Hầu hết các DN được khảo sát đều cho rằng sẽ tiếp tục thực thi giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, cắt giảm nhân công, thu gọn bộ máy tổ chức và giảm đầu tư nhằm đối phó với những diễn biến bất lợi của nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong khi gần 45% DN cho rằng không có ý định mở rộng sản xuất, thậm chí là thu hẹp quy mô trong thời gian tới, thì vẫn có 54% DN cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ tốt lên trong 12 tháng tới. Vì vậy, trong tình hình kinh tế hiện tại, vẫn có gần 68% DN tin tưởng doanh thu sẽ tăng và gần 64% DN tin tưởng lợi nhuận sẽ tăng trong 12 tháng tới.
Khi được hỏi về tình hình kinh tế chung của Việt Nam hiện nay, có gần 25,83% DN tham gia khảo sát cho rằng nền kinh tế của Việt Nam đã tốt hơn so với cùng thời điểm năm trước, trong khi lại có tới gần 46% DN cho rằng nền kinh tế đã kém đi, 28,23% DN cho rằng hiện trạng nền kinh tế không có sự thay đổi. So với kết quả BCI quý IV/2010, số DN lạc quan tiếp tục giảm tới 23% và số DN bi quan tăng thêm 32%.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nguyên nhân của chỉ số niềm tin tụt giảm đó là tác động từ việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND của Ngân hàng Nhà nước (chiếm 72%); tăng giá của một số yếu tố đầu vào thiết yếu như than, điện, xăng dầu cũng như những dự báo về lạm phát, tăng trưởng (chiếm 46%)... đã có những tác động mạnh đến quyết định mở rộng sản xuất cũng như niềm tin của DN.
Theo Báo Laodong
Đã bước vào mùa nắng nóng, nhưng theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 4.2011 cả nước sẽ không phải tiết giảm phụ tải và nếu cân đối khéo thì cả tháng 5.2011, nhiều khả năng cũng không phải tiết giảm.
Theo báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, 38 nhà máy đường trong nước đang tồn đọng hơn 400.000 tấn đường. Trong khi đó, 50.000 tấn đường đã được nhập khẩu về VN khiến cho việc tiêu thụ đường của các DN đang gặp khó khăn.
Ngày 18.4, tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) VN công bố là 20.728 đồng/USD. Các NH thương mại niêm yết giá bán USD ở mức trần 20.935 đồng/USD, giá mua ở mức 20.925 đồng/USD. Thị trường tự do hiện hoạt động rất hạn chế, giá USD khoảng 20.940 đồng/USD.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản số 2956/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011.
(HBĐT)- Trong thời gian vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độ, xung điện để khai thác thuỷ sản, Chi cục Thuỷ sản đã tổ chức 13 lớp tập huấn cho160 cán bộ xã, phường và nông ngư dân trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt là Dự án 661) được triển khai ở tất cả các xã có rừng và đất lâm nghiệp thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Đến nay có 15 BQL dự án cơ sở (4 khu bảo tồn thiên nhiên, 9 BQL dự án cơ sở tại các huyện và 1 BQL dự án cơ sở độc lập là BQL rừng phòng hộ Sông Đà) được bố trí nguồn vốn từ chương trình, dự án để đầu tư và phát triển rừng.