Chuyển tiền qua ngân hàng hiện gặp lắm nhiêu khê.
Dù sau khi lãi suất tiền gởi ngoại tệ bị khống chế xuống còn 3%/năm, lượng tiền gởi ngoại tệ đã dần chuyển sang tiền đồng, thế nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn khát vốn, tìm mọi cách lách luật, vượt trần lãi suất. Và đặt biệt, các tổ chức tài chính (công ty bảo hiểm) được lọt sổ nên vô tư vượt trần lãi suất mà không bị chế tài…
Các công ty bảo hiểm: lọt sổ!
Trong khi các ngân hàng bị “canh me” gắt gao về lãi suất thì có các công ty bảo hiểm vô tư vượt rào, làm phiền khách hàng. Rất nhiều khách hàng nhận được điện thoại, tin nhắn của nhân viên các công ty bảo hiểm mời gọi gởi tiền với lãi suất cao đến 17% và cho vay với lãi suất 24%.
Anh Nguyễn Văn Minh (quận 1) bức xúc đặt vấn đề, vì sao ngân hàng bị quản lý gắt gao về lãi suất còn các công ty bảo hiểm lại được thả nổi. Thậm chí anh không quen biết công ty bảo hiểm nhưng chẳng biết bằng cách nào nhân viên bảo hiểm lại biết và điện thoại gọi đúng tên anh để mời gởi tiền, vay tiền, cách tiếp thị như thế rất phiền.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cách các tổ công ty bảo hiểm tiếp cận với khách hàng là mua được danh sách chủ thuê bao ở các công ty viễn thông. Bởi theo chị Trần Thị Lan, số điện thoại chị sử dụng đã hơn chục năm qua, nhưng do con gái đứng tên nên nhân viên bảo hiểm gọi theo tên con gái chị - chủ thuê bao. Theo chị, chỉ có tổng đài mới biết tên chủ thuê bao.
Việc vì sao các công ty bảo hiểm tiếp thị vượt trần lãi suất ngân hàng lại không bị xử lý, một chuyên gia tài chính cho biết, công ty bảo hiểm cũng là tổ chức tài chính nhưng các quy định về lãi suất hiện nay đều do Ngân hàng Nhà nước quy định, trong đó chỉ sử dụng thuật ngữ “tổ chức tín dụng” (tức là nói đến các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân) mà bỏ “lọt sổ” các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm. Vì vậy, các công ty bảo hiểm vô tư vi phạm vẫn không thuộc đối tượng bị xử lý.
Chuyển tiền qua ngân hàng: chậm hơn... đi bộ!
Vì khát vốn, các ngân hàng đua nhau nâng lãi suất. Lâu nay báo chí lên tiếng các chiêu lách luật ở các tổ chức tín dụng bằng cách chuyển từ sổ tiết kiệm thành hợp đồng tiền gởi với điều kiện khó và tự nguyện chịu phạt vi phạm hợp đồng để tăng lãi suất huy động cho khách hàng; trả chi phí môi giới cho chính người thân của người gởi tiền để vượt trần lãi suất… Thế nhưng, đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có văn bản xử lý các vi phạm kiểu này.
Gần đây, lại xuất hiện tình trạng các ngân hàng nhỏ “giam” tiền của khách khi khách đến chuyển tiền. Chị Nguyễn Thị Thu (quận 6) kể, chị đến ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của trường (cũng trên địa bàn TP) để nộp học phí cho con, thế nhưng 3, 4 ngày sau, trường mới nhận được tiền - trong khi đúng quy trình, lâu nhất là 2 giờ sau tiền đến.
Tìm hiểu sự thật, chúng tôi đến một chi nhánh của Techcombank chuyển tiền từ tài khoản của mình đến tài khoản của người thân trên địa bàn TP, thế nhưng đến hôm sau người thân của tôi cũng không nhận được. Tôi phải đích thân trở lại ngân hàng làm ầm lên, nhân viên ngân hàng mới chuyển tiền đi. Lý do nhân viên đưa ra là do… mạng nội bộ ngân hàng bị nghẽn! Trong khi, trước đó một lần tôi cũng chuyển tiền ở Techcombank này nhưng đến 2 ngày sau, tôi phải quay trở lại rút tiền mặt mang đến tận nơi và xin lỗi đối tác. Lần đó, nhân viên ngân hàng cũng đổ thừa là do mạng… có vấn đề.
Do vậy, để công bằng, sòng phẳng, đã đến lúc Chính phủ cần quy định nhiều giải pháp chống việc lách luật của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính. Đồng thời, Chính phủ cũng cần phải có biện pháp xử lý đối với những ngân hàng giam tiền của khách, làm ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống ngân hàng nói chung, còn đi ngược lại với chủ trương khuyến khích thanh toán qua ngân hàng của Chính phủ.
Để khống chế việc vượt trần lãi suất, nhiều chuyên gia đề nghị Nhà nước nên quy định khống chế mức lãi suất cho vay thay vì khống chế lãi suất tiền gửi như hiện nay. Việc khống chế lãi suất cho vay, các ngân hàng sẽ tự khắc điều chỉnh lãi suất tiền gửi thấp xuống tương ứng. Đồng thời, người vay sẽ dễ dàng tố cáo nếu ngân hàng vượt quy định. Bởi việc khống chế lãi suất tiền gửi như hiện nay, người gửi sẽ không tố cáo vì lãi suất tăng cao có lợi cho họ, tạo điều kiện cho NH tiếp tục vi phạm quy định.
Theo SGGP
(HBĐT) - Hôm chúng tôi đến thăm ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố, xã Kim Bôi (Kim Bôi) đúng lúc gia đình ông đang tập trung chăm sóc cho 0,5ha nhãn mới ra giống từ đầu tháng giêng vừa rồi. Ông Lực dừng tay rồi đưa chúng tôi đến chiếc bàn uống nước được kê trong khu vườn nhãn đang khép tán. Câu chuyện giữa chủ và khách diễn ra chẳng khác nào như “hội nghị đầu bờ” về phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trang trại.
Bước vào giai đoạn 2 (2011 - 2015) của chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Tập đoàn điện lực VN (EVN) tiếp tục đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất mỗi năm là 1% điện thương phẩm.
Đồng đôla giảm giá mạnh cùng nhu cầu mua vàng, bạc vật chất tại châu Á tăng cao khiến giá tiếp tục lập kỷ lục mới phiên thứ bảy liên tiếp trong chiều 25/4.
Hàng loạt doanh nghiệp đã báo thua lỗ hoặc giảm lãi trong quý I/2011. Dự báo tình hình quý II và III sẽ còn khó khăn hơn
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2011, thành phố ước giải ngân vốn ODA khoảng gần 489 tỷ đồng (đạt 181% kế hoạch).
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có các xã: Độc Lập và 2 xóm Bình Tiến, Dối của xã Dân Hạ được hưởng lợi từ Chương trình 135, giai đoạn II. Năm 2006, đời sống dân sinh, kinh tế trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, giao thông đi lại không thuận lợi, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã này chiếm trên 50%; đến hết năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 34,19%.