Cán bộ Trạm KN huyện Kỳ Sơn hướng dẫn bà con nông dân xã vùng cao Độc Lập cách trồng và chăm sóc cây đậu tương vụ xuân.

Cán bộ Trạm KN huyện Kỳ Sơn hướng dẫn bà con nông dân xã vùng cao Độc Lập cách trồng và chăm sóc cây đậu tương vụ xuân.

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có các xã: Độc Lập và 2 xóm Bình Tiến, Dối của xã Dân Hạ được hưởng lợi từ Chương trình 135, giai đoạn II. Năm 2006, đời sống dân sinh, kinh tế trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, giao thông đi lại không thuận lợi, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã này chiếm trên 50%; đến hết năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 34,19%.

 

Từ năm 2006 - 2010, các nơi này đã được đầu tư hơn 5,8 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng; hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ cho 634 hộ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất như: gieo, trồng lúa, trồng keo, nuôi lợn, cá... Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã tập huấn cho 190 người dân tộc thiểu số, 50 thanh niên dân tộc thiểu số được hỗ trợ đào tạo nghề; có 220 lượt người được tập huấn chuyển giao kỹ thuật và 155 hộ gia đình được nhận hỗ trợ máy móc công cụ sản xuất. Ngoài ra, Chương trình còn giúp cải thiện đời sống cho người dân cả về vật chất và tinh thần. Do đó, huyện chủ trương ưu tiên xây dựng những công trình phúc lợi có ý nghĩa thiết thực nhất, nơi nào cần thì làm trước. Các xã lấy ý kiến của nhân dân lựa chọn công trình để xây dựng, đồng thời thành lập các Ban giám sát cộng đồng để theo dõi, kiểm tra quá trình thi công. Chính nhờ vậy, một loạt công trình đường giao thông, điện, nước sạch, thủy lợi, trường học lần lượt được hoàn thành, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của từng xã và nâng cao mức sống của nhân dân. Bên cạnh đó, chương trình đặc biệt ưu tiên mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình 135 đã được huyện triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và nguyện vọng của người dân. Các công trình xây dựng cơ bản được phân bổ tương đối đều khắp và đến tận các thôn, xóm. Trước khi lựa chọn các công trình để đầu tư xây dựng, các xã đều công khai họp dân, căn cứ vào nguyện vọng của bà con và xem xét tính hiệu quả của mỗi công trình trong sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Ngoài ra, nguồn kinh phí của Chương trình dành cho hỗ trợ sản xuất được cấp trực tiếp xuống từng hộ theo kết quả bình xét đối tượng từ thôn, bản. Huyện còn tiến hành lồng ghép nguồn kinh phí này với các chương trình, dự án trọng điểm khác như: trợ cước, trợ giá, chương trình thủy lợi, nước sạch nông thôn... Hiệu quả của phối hợp các chương trình, dự án đã tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ, giúp xóa đói - giảm nghèo. Bên cạnh đó, thực hiện hợp phần trợ giúp pháp lý, qua đó, nhận thức về pháp luật của người dân được nâng lên. Qua hợp phần hỗ trợ con em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đến trường đã giúp cho số trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt cao, số học sinh nghỉ học giữa chừng giảm đáng kể.

 

Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn huyện, ông Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Qua 5 năm thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II đã có nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học... được đưa vào sử dụng, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Diện mạo các xã đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi. Bên cạnh những chuyển biến trong đời sống của người dân, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân từng bước được nâng lên. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia khác để đầu tư có chiều sâu đối với từng hợp phần của Chương trình. Đặc biệt, huyện xác định chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói - giảm nghèo cho đồng bào là nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở cùng với kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng công trình cũng sẽ được tăng cường. Hy vọng rằng, với sự đầu tư của Nhà nước cùng những cố gắng, nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, cuộc sống của đồng bào vùng dân tộc Kỳ Sơn sẽ ngày càng phát triển ổn định, bền vững./.

 

                                                                                       Đinh Thắng

 

Các tin khác

Khai thác đánh bắt thủy sản hợp lý giúp phát triển ngành thủy sản bền vững.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chưa thể khẳng định giá điện sẽ tăng từ 1.6

Nếu theo lý thuyết thì giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng/lần, 1 năm 4 lần, nhưng thực tế thì không phải như vậy.

Nhập hàng lậu qua cảng bằng hồ sơ giả

Ngày 21/4, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND TP HCM truy tố các bị can: Đặng Yến Khang (43 tuổi, ngụ quận 10) và Phan Thanh Giang (32 tuổi , ngụ quận 5) về tội "buôn lậu" (riêng Sun Shang Xin, chủ mưu trong vụ án đã bỏ trốn).

Nhìn lại hơn 2 năm thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(HBĐT)- Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính trị phát động tháng 8/2008 nhằm phát huy lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất hàng Việt Nam có chất lượng và sức cạnh tranh cao.

Nông dân huyện Kim Bôi không mặn mà với cây ngô ngọt, vì sao?

(HBĐT) - Vụ hè - thu năm 2010, huyện Kim Bôi đưa mô hình ngô ngọt với diện tích 5, 4 ha làm điểm tại 3 xã Nật Sơn, Bắc Sơn, Kim Bình. Đến vụ đông, diện tích trồng nhân lên 26,2 ha, tập trung ở các xã Bắc Sơn, Kim Truy, Hợp Kim, Kim Bôi, Nam Thượng, Nật Sơn.

Triển khai CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(HBĐT)- Ngày 22/4, Ban chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh do đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm Trưởng ban đã tổ chức họp triển khai tổ chức thực hiện cuộc vận động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc lúa chiêm - xuân

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng bất lợi đến tiến độ sản xuất. Riêng về cây lúa, toàn tỉnh đã cấy 14.987 ha, bằng 93,7% so với kế hoạch, giảm 759 ha so với cùng kỳ năm trước. Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ngành NN&PTNT chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tăng cường các biện pháp chăm sóc, chủ động đối phó với các loại sâu bệnh hại lúa đang có nguy cơ gia tăng như lùn sọc đen, lùn xoắn lá, sâu đục thân, đạo ôn, rầy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục