Hàng lậu hiện đang là vấn nạn gây thất thu thuế, ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước. Hàng lậu khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị mất thị phần, kéo theo tình trạng các thương hiệu lớn phát triển không hiệu quả. Trên thị trường hiện nay, nhiều hàng hóa thông dụng hay bị làm giả, làm nhái, làm lậu. Chẳng hạn như laptop, mỹ phẩm, đồ may mặc… Thương hiệu càng tên tuổi càng bị làm giả, nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng nhận biết được điều này. Có một thực tế đã tồn tại từ lâu nhưng chưa được xử lý triệt để là hàng xách tay đang tràn ngập trên thị trường.

 

Khi mua máy tính xách tay, khách cần xem kỹ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: THANH TÂM

Bản thân tôi cũng nhận được nhiều lời chào mời mua hàng xách tay khi dạo qua các cửa hàng lớn tại TPHCM. Về cơ bản, hàng xách tay rất tốt, nếu do đúng những người đi công tác nước ngoài mua về và bán lại. Hầu hết các mặt hàng xách tay từ nước ngoài về Việt Nam đều được miễn thuế nên giá khá mềm so với hàng cùng chủng loại, thương hiệu. Thực tế, nhiều người tiêu dùng nước ta sính ngoại, ham mua hàng của những thương hiệu tên tuổi nước ngoài nên chỉ nghe nói là hàng xách tay thì sẵn sàng mua ngay, mà bỏ qua hoặc xem nhẹ chế độ bảo hành, hóa đơn chứng từ (chứng minh hàng hóa hợp pháp).

Như vậy, về bản chất, hàng xách tay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hàng xách tay hay hàng nhập lậu cũng đều giống nhau ở chỗ không có chế độ bảo hành, không hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ…

Điều đáng báo động hơn là dưới chiêu bài hàng xách tay, nhiều cửa hàng kinh doanh tại TPHCM đã và đang tiếp tục lừa đảo khách hàng. Một người bạn của tôi, khi tìm mua laptop xách tay trên đường Lê Hồng Phong nối dài (quận 10, TPHCM) đã phải “ngậm trái đắng” vì sau đó máy liên tục bị hỏng và không có chế độ bảo hành. Mặc dù chủ cửa hàng khẳng định rằng đó là hàng xách tay từ Mỹ về. Theo một chủ cửa hàng chuyên doanh hàng xách tay tại TPHCM, không ít mặt hàng xách tay có xuất xứ từ Trung Quốc, người bán trà trộn vào cùng với hàng xách tay đạt chất lượng để thu lợi nhuận.

Bên cạnh tình trạng hàng lậu “núp bóng” hàng xách tay, hiện còn tình trạng nan giải nữa đó là hàng tên tuổi bị làm giả, tràn qua đường buôn lậu tại khu vực biên giới như Báo SGGP đã đưa tin. Đây cũng là điều đáng báo động bởi hiện nay có những sản phẩm nhập lậu đưa vào thị trường Việt Nam dán thêm tem chống giả, cùng nhiều loại tem khác. Điều này đồng nghĩa với việc hàng giả nhưng được dán tem… thật. Qua đó, hàng giả càng được dịp tung hoành, gây nhiễu loạn thị trường, làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp thay vì công bố thông tin cho người tiêu dùng biết sản phẩm của công ty, đơn vị sản xuất bị làm giả thì lại giấu nhẹm thông tin, khiến cho các mặt hàng thật - giả trên thị trường vốn đã rối lại càng rối hơn. Tốt nhất, các doanh nghiệp nên tìm cách bảo vệ sản phẩm của họ bằng những giải pháp chống giả. Chẳng hạn dùng tem chống giả thông qua công nghệ 3D, decal vỡ hoặc nhiệt… Khi các doanh nghiệp có ý thức trong việc bảo vệ thương hiệu của họ, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo đảm hơn. Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên có biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những sản phẩm đang mập mờ lừa đảo khách hàng dưới danh nghĩa hàng xách tay. Xử lý triệt để những cửa hàng chuyên bán mặt hàng xách tay để góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu bát nháo trên thị trường hiện nay.

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhân dân huyện Tân Lạc mua sắm hàng may mặc sản xuất trong nước tại hội chợ.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Yên Thủy - trăn trở với bài toán thủy lợi

(HBĐT) - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy Bùi Ngọc Lai cho biết: Toàn huyện có 62 công trình thủy lợi. Trong đó có 12 công trình lớn do Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý, còn lại do huyện quản lý.

Hội phụ nữ huyện Kim Bôi giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hội Phụ nữ huyện Kim Bôi hiện có trên 12.000 hội viên, sinh hoạt tại 22 chi hội. Trong năm qua, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, các cấp Hội phụ nữ đã tín chấp ngân hàng, giúp hội viên vay vốn phát triển sản xuất. Tính đến hết năm 2010, Hội đã đứng ra tín chấp NHCSXH huyện trên 53 tỷ đồng.

Nhiều nước Tây Phi muốn nhập khẩu gạo của Việt Nam

Thông tin từ Vụ Thị trường Châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, hàng loạt các nước Tây Phi muốn nhập khẩu (NK) gạo của Việt Nam. Cá biệt có những nước không chỉ NK phục vụ nhu cầu trong nước mà còn nhằm mục đích thương mại.

Ðồng bằng sông Cửu Long liên kết vùng để thu hút đầu tư

Hằng năm, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đóng góp khoảng 27% GDP cả nước, sản xuất 55% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây và đóng góp hơn 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, những năm qua ÐBSCL chưa thật sự là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Khai thác tiềm năng, lợi thế

Cần tiếp tục giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ để có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề bất hợp lý về lãi suất đối với nền kinh tế; bảo đảm khả năng thanh khoản, từng bước hình thành lãi suất liên ngân hàng ở mức ổn định và hợp lý.

Nhập siêu tăng mạnh, ước khoảng 1,4 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay, 27-4, nhập siêu tháng 4-2011 tiếp tục tăng mạnh, ước vào khoảng 1,4 tỷ USD - xấp xỉ mức của tháng trước. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 4-2011 ước tính có thể đạt 7,3 tỷ USD, tăng xấp xỉ 37% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 8,7 tỷ USD, tăng tương ứng 34%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục