( HBĐT) - Với đặc thù là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm gần 80% diện tích đất tự nhiên, huyện Kỳ Sơn có tiềm năng, lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại phù hợp với chăn nuôi bò.

 

Để giúp các hộ dân từng bước thay đổi nhận thức từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, năm 2010, được sự chỉ đạo của UBND huyện Kỳ Sơn, Trạm KN - KL Kỳ Sơn triển khai xây dựng mô hình “vỗ béo bò thịt”. Mục đích chuyển giao tiến bộ KHKT chăn nuôi bò thịt, đặc biệt quy trình vỗ béo bò thịt bằng nguồn thức ăn sẵn có, bò đạt hiệu quả tăng trọng cao. Trên cơ sở kết quả đạt được của mô hình nhân ra diện rộng, tạo cho hộ chăn nuôi biết thêm một nghề mới, vỗ béo trâu bò chuẩn bị đem bán thịt, nâng cao mức sống gia đình, góp phần xoá đói - giảm nghèo. 

 

Nhằm đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, điều kiện để xây dựng mô hình thành công, Trạm đã điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, nguyện vọng của người chăn nuôi và địa bàn đó có số bò trong diện vỗ béo đó là bò cái, bò đực không sử dụng vào mục đích sinh sản, bò, cày kéo, bò loại thải, bê nuôi hướng thịt. Từ những tiêu chí trên, trạm đã chọn 10 hộ có 30 con bò trong diện vỗ béo  tham gia mô hình tại xóm Giếng 2 và xóm Hải Cao, xã Hợp Thịnh để thực hiện mô hình. Chị Cù Thị Liên, Trạm trưởng trạm KL - KN huyện cho biết: Sau khi lựa chọn được địa điểm và các hộ tham gia, cán bộ kỹ thuật của trạm đã tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật về phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng vỗ béo bò thịt; kỹ thuật chế biến một số loại thức ăn bổ sung như: phương pháp ủ rơm – urê, làm tảng đá liếm và các biện pháp phòng bệnh cho đàn bò. Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật còn thường xuyên xuống địa bàn kết hợp với cán bộ khuyến nông cơ sở cùng hướng dẫn các hộ thực hiện các tiến bộ KH - KT và đã có 70% số hộ đã áp dụng, thực hiện những tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc, quản lý đàn bò như: cải tạo và quy hoạch lại chuồng trại; kỹ thuật nuôi  vỗ béo bò thịt; dự trữ và chế biến các loại thức ăn; phương pháp xử lý rơm, rơm ủ urê; phối hợp khẩu phần thức ăn tinh cho bò; phòng và chữa một số bệnh thường gặp ở bò. Qua đó, hầu hết các hộ tham gia mô hình vỗ béo bò thịt đều áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, bên cạnh bổ sung thức ăn tinh, các hộ đã tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp sẵn có để dự trữ và chế biến các loại thức ăn, dành một phần đất để trồng một số loại cây thức ăn giàu đạm và các loại cỏ cao sản để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn xanh trong vụ đông.

 

Kết quả qua 3 tháng thực hiện nuôi theo đúng kỹ thuật, bò phát triển khá tốt, trọng bình quân tăng 700 g/con/ngày và đạt so với yêu cầu đề ra. Thời gian đầu bò đưa vào vỗ béo là bò gầy trọng lượng dưới 100 kg với định mức 3 kg thức ăn tinh / ngày, thời gian vỗ béo trong 3 tháng, mức tăng trọng đạt từ: 50 - 65kg. Qua đó thu nhập trên 30 con bò vỗ béo là 122.850.000 đồng, lợi nhuận công vỗ béo 30 con bò thu được 57.300.000 đồng và lợi nhuận vỗ béo 1 con bò là 1.910.000 đồng (636.000 đồng/tháng)

 

Theo chị Cù Thị Liên, mô hình được thực hiện lần đầu ở tại 2 xóm Hải Cao và xóm Giếng 2, xã Hợp Thịnh thu được kết quả tốt và đã đáp ứng mục tiêu đề ra, lợi nhuận kinh tế đạt cao hơn so với nuôi thông thường.

 

                                                                                 Hồng Ngọc

 

Các tin khác

Dự án hồ Nhâm, xã Yên Lạc đặt mục tiêu hoàn thành trước mùa mưa lũ năm 2011
Hội viên hội Phụ nữ xã Hạ Bì (Kim Bôi) làm chổi chít phát triển kinh tế.
Nhiều nước Tây Phi muốn nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Không có hình ảnh

Cần tiếp tục giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ để có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề bất hợp lý về lãi suất đối với nền kinh tế; bảo đảm khả năng thanh khoản, từng bước hình thành lãi suất liên ngân hàng ở mức ổn định và hợp lý.

Nhập siêu tăng mạnh, ước khoảng 1,4 tỷ USD

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay, 27-4, nhập siêu tháng 4-2011 tiếp tục tăng mạnh, ước vào khoảng 1,4 tỷ USD - xấp xỉ mức của tháng trước. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 4-2011 ước tính có thể đạt 7,3 tỷ USD, tăng xấp xỉ 37% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 8,7 tỷ USD, tăng tương ứng 34%.

Đại hội Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011 – 2015

(HBĐT) - Ngày 27/4, tại trung tâm thương mại AP Plaza đã diễn ra Đại hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011 – 2015. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Tân Lạc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá

(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc Dương Văn Chiến cho biết: Sản lượng cây trồng của huyện tăng nhanh trong những năm qua là kết quả của cách làm bài bản. Diện tích gieo trồng hàng năm của huyện trên 12.500 ha, tập trung vào các loại cây lương thực, công nghiệp, rau quả và các loại cây trồng khác.

Nam Thượng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cấy trồng

(HBĐT) - Là xã còn nhiều khó khăn của huyện Kim Bôi, nhưng trong mấy năm qua, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cuộc sống của người dân Nam Thượng đã được nâng lên rõ rệt.

Xây dựng Công ty Sông Bôi thành vùng sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Ngày 14/7/2010, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1075/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Nông trường Sông Bôi thành Công ty TNHH một thành viên Sông Bôi do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo Luật DN với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục