Nhiều nước Tây Phi muốn nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Nhiều nước Tây Phi muốn nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Thông tin từ Vụ Thị trường Châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, hàng loạt các nước Tây Phi muốn nhập khẩu (NK) gạo của Việt Nam. Cá biệt có những nước không chỉ NK phục vụ nhu cầu trong nước mà còn nhằm mục đích thương mại.

 

Các nước Tây Phi muốn NK gạo của Việt Nam như:  Bờ Biển Ngà, Nigeria, Senegal, Togo, Guinea, Ghana…

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, năm 2010 nước ta đã xuất khẩu 225 tấn gạo với tổng giá trị 4,1 triệu USD sang thị trường Bécnin; xuất sang thị trường Bờ Biển Ngà là hơn 98.000 tấn, khoảng 122,4 triệu USD; Nigeria là 2.600 tấn, khoảng 1,2 triệu USD; Senegal khoảng gần 19.000 tấn (59,7 triệu USD)…

Điều đặc biệt, các nước Tây Phi không chỉ NK gạo của Việt Nam nhằm mục đích tiêu thụ trong nước, mà còn nhằm mục đích thương mại, tức là bán gạo sang nước thứ 3. Ví như Bécnin, ngoài số lượng 50.000 tấn gạo nhập từ Việt Nam nhằm phục phụ nhu cầu tiêu thụ trong nước thì Bécnin còn mua gạo của Việt Nam để tái xuất sang nước thứ 3 với khối lượng từ 50.000 - 150.000 tấn mỗi năm.

Sự kiện này chứng tỏ uy tín cũng như chất lượng gạo của Việt Nam đối với thị trường Tây Phi nói riêng và các nước Châu Phi nói chung được nâng cao. Vấn đề là các DN xuất khẩu gạo của Việt Nam cần phải tìm hiểu một cách cụ thể về nhu cầu nhập khẩu đối với từng loại gạo, cũng như giá cả sao cho hợp lý nhất.

 

                                                                               Theo Bao LĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh chúc mừng Đại hội.

Tân Lạc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá

(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc Dương Văn Chiến cho biết: Sản lượng cây trồng của huyện tăng nhanh trong những năm qua là kết quả của cách làm bài bản. Diện tích gieo trồng hàng năm của huyện trên 12.500 ha, tập trung vào các loại cây lương thực, công nghiệp, rau quả và các loại cây trồng khác.

Nam Thượng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cấy trồng

(HBĐT) - Là xã còn nhiều khó khăn của huyện Kim Bôi, nhưng trong mấy năm qua, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cuộc sống của người dân Nam Thượng đã được nâng lên rõ rệt.

Xây dựng Công ty Sông Bôi thành vùng sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Ngày 14/7/2010, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1075/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Nông trường Sông Bôi thành Công ty TNHH một thành viên Sông Bôi do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo Luật DN với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

Huyện Kim Bôi thu ngân sách Nhà nước đạt 4.080 triệu đồng

(HBĐT) - Trong quý I, huyện Kim Bôi thu ngân sách Nhà nước đạt 4.080 triệu đồng, bằng 24,7% dự toán tỉnh giao và 102,7% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng CSXH Lạc Sơn: Tổng dư nợ đạt trên 150 tỉ đồng

( HBĐT) - Đẩy mạnh triển khai công tác huy động vốn, thực hiện các điều kiện ưu đãi cho vay đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, giải quyết việc làm…, những tháng đầu năm, Ngân hàng CSXH Lạc Sơn có tổng nguồn vốn huy động đạt 151.063 triệu đồng, đạt 97% kế hoạch, tăng 37.967 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010.

Vượt rào lãi suất - Nhiều chiêu đối phó, nhiều nơi lọt sổ

Dù sau khi lãi suất tiền gởi ngoại tệ bị khống chế xuống còn 3%/năm, lượng tiền gởi ngoại tệ đã dần chuyển sang tiền đồng, thế nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn khát vốn, tìm mọi cách lách luật, vượt trần lãi suất. Và đặt biệt, các tổ chức tài chính (công ty bảo hiểm) được lọt sổ nên vô tư vượt trần lãi suất mà không bị chế tài…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục