Để tránh sự quá phụ thuộc vào đồng USD thì việc chống đô-la hóa trong nền kinh tế của từng nước là giải pháp tất yếu và cần phải thực hiện triệt để. Ngoài ra, chính sách tỷ giá cũng cần phải quan tâm điều chỉnh nhanh nhạy nhằm đảm bảo thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu cũng như tránh nạn nhập siêu của những nền kinh tế nhỏ, vừa, đang phát triển...

Các chuyên gia kinh tế cho rằng giá USD đã giảm 36% so với loại tiền tệ mạnh khác trong thập kỉ trước và điều đáng lo ngại nhất hiện nó tiếp tục giảm sâu hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Liệu đã có đồng tiền nào có khả năng thay thế đồng USD và Mỹ có thể dễ dàng từ bỏ vị trí đồng tiền thống trị của mình không?

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho nền kinh tế Mỹ suy giảm và được thể hiện khá rõ qua sự yếu đi của đồng đô-la ngay trên thị trường tiền tệ những năm sau đó. Đến năm 2010, nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu khả quan nhưng đến đầu năm 2011, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách của Mỹ lại rất lớn kéo theo sự giảm giá nhanh của đồng USD. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu sự thống trị của đồng đô-la đã đến thời kỳ chấm dứt hay chưa và làm sao giảm được tác động tiêu cực đó tới những nền kinh tế nhỏ hơn?

Thực tế, từ sau chiến tranh thế giới thứ II, đồng USD luôn giữ vị trí thống trị trên toàn thế giới và bất cứ một sự hỗn loạn về kinh tế, tài chính nào xảy ra thì các nước đều lấy đồng đô-la làm đồng tiền dự trữ ưu việt nhất. Mặt khác, những năm gần đây đã xuất hiện nhiều nền kinh tế lớn cùng với xu hướng một thế giới đa cực đang khiến một số nước có ý định đưa những đồng tiền khác thay thế cho tư cách của đồng đô-la Mỹ. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi qua thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua tất cả các nước lớn nhỏ trên thế giới đều phải chật vật đối phó để phát triển mà nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế của họ quá phụ thuộc vào hệ thống tiền tệ do Mỹ làm chủ đạo.

Có thể nói hiện các đồng tiền như yên (Nhật), đồng euro của Liên minh châu Âu, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc… đang có cơ hội cạnh tranh với vị trí của đồng đô-la Mỹ. Đối với đồng euro đang được sử dụng tại 17 nền kinh tế châu Âu, một số ý kiến cho rằng, hiện đang chiếm 28% trong số hàng nghìn tỷ đô-la lượng tiền tệ dự trữ chính thức toàn cầu. Tuy nhiên, đồng euro cũng đang bị hạn chế bởi các thị trường vốn chia nhỏ, do đó không thể đảm bảo cho quy mô và tính thanh khoản của một thị trường trái phiếu tầm 600 tỷ đô-la một ngày. Ngoài ra, với hệ thống ngân hàng bị phân chia lại không có cơ quan tài chính trung ương nên sự huy động về các nguồn lực lao động bị hạn chế và việc phân bổ vốn diễn ra rất chậm. Tất cả những điều đó khiến châu Âu hình như đang chịu một viễn cảnh tài chính khó khăn như Mỹ, nhưng tiến triển với tốc độ chậm hơn vì các lợi ích trong từng nước được bảo hộ sâu hơn. Trong tình cảnh như vậy kể từ giữa tháng 1/2011, đồng euro vẫn tăng 15% so với đồng USD, một phần vì Ngân hàng Trung ương châu Âu đã sẵn sàng tăng lãi suất trong khi FED vẫn chưa đưa ra tín hiệu nào chứng tỏ Mỹ sẽ nâng lãi suất cao hơn.

Còn ở châu Á, nền kinh tế tại khu vực này đang được coi là có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới với hai nước: Trung Quốc, Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới, sau Mỹ. Đối với Nhật Bản - nước có nguồn tài sản vô cùng lớn lại có một nền giáo dục, đào tạo rất tốt cùng việc sở hữu những tập đoàn kinh tế mạnh nhất trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu… đó thực sự là lợi thế không phải nước nào cũng có. Nhưng Nhật vẫn đang có những vấn đề khó khăn lớn về tài chính như tỷ lệ nợ công trên GDP rất cao, tính đến hết năm 2010, nợ công trái của Nhật đã lên đến 11 nghìn tỉ yên, gấp đôi GDP của nước này và Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã phải cảnh báo, nếu không khéo, Nhật Bản sẽ bị vỡ nợ như Hy Lạp. Hơn nữa, Nhật đang phải đối phó với hiện tượng giảm phát nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng và doanh nhân chờ đợi để mua sắm và đầu tư vào các trang thiết bị. Hiện tượng giảm phát làm tăng lãi suất thực xóa đi phần nào lợi thế mà Ngân hàng Trung ương tạo ra để khuyến khích tư nhân vay mượn tiền. Thêm vào đó thảm họa động đất, sóng thần vừa qua cũng như một loạt các khó khăn khác đang đẩy nước Nhật đã khó khăn lại chồng chất thêm khó khăn. Vì thế, đồng yên Nhật cũng chưa có thể cạnh tranh với đồng đô-la trong những năm sắp tới.

Trung Quốc được coi như một siêu cường kinh tế mới nổi vừa vượt qua Nhật để xếp thứ hai với những kỷ lục về sự tăng trưởng kinh tế được duy trì nhiều thập kỷ qua. Nhưng Trung Quốc cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Nước này có một tài khoản vốn khép kín, một hệ thống ngân hàng đang có vấn đề như kém tính độc lập kể cả ngân hàng trung ương và một hệ thống pháp lý vẫn còn ở giai đoạn “phôi thai”, các thị trường vốn thô sơ… Một phần lớn dân số Trung Quốc vẫn sống trong những điều kiện sống của một nước đang phát triển. Trung Quốc đang phải tiếp tục giải quyết các trở ngại trên và chắc vẫn sẽ có những tiến bộ to lớn từ bây giờ tới năm 2025. Nhưng thậm chí ngay khi ở trong những điều kiện tốt nhất với giả định rằng phần còn lại của thế giới ổn định, đồng nhân dân tệ cũng không thể vượt quá 10% đến 15% tổng số dự trữ tiền tệ toàn cầu. Theo cách nói của nguyên thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu thì Trung Quốc cũng chỉ mới có thể từ từ hình thành những thách thức đối với Mỹ mà thôi. Bất ngờ là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), mới đây lại đưa ra dự báo đến năm 2016, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, sớm hơn một thập niên so với dự báo trước đó.

Tất nhiên xét về quá khứ thì chỉ trong hơn một thập kỷ, từ năm 1914-1924, đồng USD đã thay thế hoàn toàn đồng bảng Anh dù trước đó bảng Anh là đồng tiền thống trị trong thương mại toàn cầu và London trở thành thủ đô tài chính của thế giới. Nguyên nhân lúc đó nước Anh phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ sau Thế chiến thứ nhất. Vì thế cũng khó có thể dự đoán chính xác tư cách của đồng USD những lúc như thế này.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định việc Mỹ duy trì địa vị cường quốc xuất sắc, hoàn toàn thoát khỏi những khó khăn kinh tế trong thời gian gần đây phù hợp với lợi ích của thế giới. Từ đó có thể thấy tương lai của đồng USD sẽ phụ thuộc vào sự hồi phục của kinh tế Mỹ cũng như cách Chính phủ nước này giải quyết các khó khăn tài chính của họ. Và chỉ có như vậy Mỹ mới duy trì được sự cân bằng của các thế lực trên thế giới nghĩa là họ vẫn giữ vị thế toàn cầu của họ. Dĩ nhiên, nhiều nước cũng sẽ hợp tác trực tiếp với nhau kể cả cho ra đời đồng tiền chung để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô-la và ngược lại một vấn đề nảy sinh khác, nếu đồng đô-la mất giá, nghĩa là số tài sản tính bằng đồng đô-la của họ cũng sẽ bị thu nhỏ lại. Và không loại trừ khả năng mục đích chính sách khác của Cục dữ trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) là để đồng USD mất giá, kích thích Mỹ xuất khẩu nhằm lôi kéo kích tế của Mỹ phục hồi.

Cho nên, để tránh sự quá phụ thuộc vào đồng USD thì việc chống đô-la hóa trong nền kinh tế của từng nước là giải pháp tất yếu và cần phải thực hiện triệt để. Ngoài ra, chính sách tỷ giá cũng cần phải quan tâm điều chỉnh nhanh nhạy nhằm đảm bảo thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu cũng như tránh nạn nhập siêu của những nền kinh tế nhỏ, vừa, đang phát triển...

                                                                                          Theo HNM

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục