TP Hà Nội đã quyết định dành 235 tỷ đồng đầu tư cho hoạt động khuyến công địa phương giai đoạn 2011 - 2015, nhằm tạo bước đột phá mới cho công nghiệp nông thôn.
Thành phố đặt mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân chung của ngành công nghiệp toàn thành phố khoảng 18,22%/năm; phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn chiếm khoảng 20% đến 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố, kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD.
Ðể đạt mục tiêu đề ra, Hà Nội đặt ra bảy chương trình khuyến công gồm: truyền nghề, nhân cấy nghề và đào tạo nghề; nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đổi mới thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin; hỗ trợ doanh nghiệp liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế; nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công.
Theo ND
Đường lậu đang tràn qua biên giới, chiếm lĩnh thị trường trong nước với giá rẻ khiến đường trong nước sống dở, chết dở, lượng đường tồn kho vẫn còn lớn, trong khi vụ mía đang bước vào thu hoạch, dự báo sản lượng đường có thể tăng hơn so với niên vụ trước. Các doanh nghiệp (DN) mía đường đang lao đao chống chọi với giá cả, đường lậu...
Cách đây vài năm, dư luận trong giới kinh doanh vận tải biển ở Hải Phòng, Thái Bình và Thanh Hóa đã đồn ầm lên rằng: để được nhận mỗi con tàu từ ALC 2, giá tàu đã được phù phép, đẩy lên từ một vài tỷ đến cả chục tỷ đồng so với giá mua tàu bằng tiền mặt ngoài thị trường. Tất cả chỉ nhằm một mục đích bòn rút tiền nhà nước.
(HBĐT) - TP Hòa Bình có 58 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và trên 1.100 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, giải quyết quyết việc làm cho hơn 8.200 lao động.
(HBĐT) - Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc hình thành và phát triển hàng trăm năm như một phần không thể tách rời của lịch sử đất Mường Hòa Bình. Với quyết tâm khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, huyện Tân Lạc nói chung và xã Đông Lai nói riêng đã vận động người dân phát triển lại nghề này, đồng thời, hỗ trợ người dân trong học nghề thông qua các dự án của Nhà nước và tổ chức phi quốc tế. Đến nay, toàn xã hiện có hơn 300 khung dệt và 16/18 xóm đều có các nhóm dệt.
Gần 1 tuần nay, các đầu nậu đột ngột hạ giá mua thanh long từ 17.000 -18.000 đồng/kg xuống chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, với loại trái nhỏ thì giá còn thấp hơn, đã thế nông dân vẫn không thể nào bán được hàng, lượng thanh long dồn ứ ngày càng nhiều, khiến bà con điêu đứng như ngồi trên đống lửa.
Bộ Tài chính đang xem xét điều chỉnh mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng hạt điều thô từ 5% hiện hành xuống còn 0%.