Doanh nghiệp bất động sản gặp khó khi thị trường trầm lắng - ảnh: D.Đ.M |
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của nhiều doanh nghiệp ngành bất động sản giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thậm chí một số doanh nghiệp kêu đã bị lỗ.
Doanh nghiệp bất động sản gặp khó khi thị trường trầm lắng - ảnh: D.Đ.M |
Công ty cổ phần (CTCP) đầu tư địa ốc Khang An (KAC) thông báo kết quả kinh doanh quý 1/2011 với lợi nhuận sau thuế đạt 508,9 triệu đồng, giảm đến 95% so với cùng kỳ năm trước. Đây không phải là trường hợp cá biệt, CTCP Vạn Phát Hưng (VPH) cũng báo cáo quý 1/2011 đạt doanh thu tương đương quý 1/2010 nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 2,8 tỉ đồng, giảm 86%. Danh sách các công ty bất động sản có lợi nhuận giảm mạnh còn khá dài như CTCP đầu tư Căn nhà Mơ ước (DRH), CTCP địa ốc Sài Gòn Thương tín (SCR),…
Tại ĐHCĐ thường niên 2011 mới đây, Chủ tịch HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) - bà Nguyễn Thị Như Loan dự báo trong năm nay thị trường địa ốc vẫn chưa thể phục hồi. Lạc quan nhất cũng phải chờ đến quý 2/2012 mới có thể hy vọng vào những tín hiệu sáng sủa. Do đó QCG chỉ đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2011 đạt 300 tỉ đồng, giảm 16% so với năm trước dù kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước. Tương tự CTCP đầu tư kinh doanh nhà (ITC) cũng đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận năm 2011 chỉ còn 100 tỉ đồng, giảm 50% so với năm trước…
Bán bớt dự án!?
Theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2011, CTCP Vạn Phát Hưng sẽ thoái vốn khỏi các công ty thành viên gồm CTCP bất động sản Nhà Bè, CTCP quản lý Việt Hưng, CTCP Vạn Phú Hưng, CTCP chứng khoán Sen Vàng, CTCP Kim Cương Xanh, CTCP Vạn Khải với tổng vốn thực góp 26,465 tỉ đồng (trên tổng số vốn góp 38,265 tỉ đồng của công ty này). Hay CTCP đầu tư địa ốc Khang An (KAC) đang xúc tiến các thủ tục pháp lý để hoàn tất vụ chuyển nhượng dự án khu dân cư Tân Tạo A (quận Bình Tân, TP.HCM) cho nhà đầu tư nước ngoài,... Công ty tư vấn -thương mại - dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) cũng đã được cổ đông nhất trí thông qua phương án thoái bớt vốn tại 6 đơn vị thành viên như Hoàng Quân Cần Thơ, Hoàng Quân Bình Thuận, Hoàng Quân Mê Kông,... xuống còn 40% vốn điều lệ tại mỗi công ty.
Ông Vũ Văn Hà - Phó phòng đầu tư Công ty chứng khoán Âu Việt bày tỏ băn khoăn trước triển vọng của ngành bất động sản trong năm nay, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nào mà tiền nợ đang chiếm tỷ trọng cao thì sẽ cực kỳ khó khăn. Do đó việc bán bớt sản phẩm dù là đã hoàn tất hay dự án đang triển khai cũng là giải pháp phải được thúc đẩy nhanh. Nhưng bán được vào thời điểm hiện nay cũng không hề đơn giản. Điều quan trọng nhất là giá bán như thế nào để người mua chấp nhận. Vì vậy cơ hội mua được giá thấp đang thuộc về tay những doanh nghiệp hay nhà đầu tư đang có lợi thế về tiền mặt hiện nay.
Theo Báo Thanhnien
Bộ Tài chính đã bắt đầu triển khai thực hiện việc xuất cấp 5 nghìn tấn gạo cho 5 địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, giá tiêu đen ở Đắc Lắc đã tăng lên mức kỷ lục 120.000 đồng/kg, còn tiêu trắng xấp xỉ 200.000 đồng/kg. Với giá này, người trồng tiêu thu về khoảng hơn 500 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều loại nông sản khác. Vì thế, nhiều người dân Đắc Lắc ở các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea H’leo, Buôn Hồ… đang chặt bỏ nhiều loại cây trồng khác để trồng tiêu.
(HBĐT) - Sủ Ngòi là xã nằm ngay cạnh trung tâm thành phố HB. Những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp của Sủ Ngòi ngày càng thu hẹp. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội phụ nữ xã đã huy động nhiều nguồn vốn, đồng thời hướng chị em phát triển những mô hình kinh tế phù hợp, giúp đời sống hội viên không ngừng được cải thiện.
Bộ Công thương vừa ra thông báo số 197/TB-BCT về việc nhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động. Theo đó, 3 mặt hàng này chỉ được làm thủ tục nhập khẩu, thông quan tại 3 cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Đường lậu đang tràn qua biên giới, chiếm lĩnh thị trường trong nước với giá rẻ khiến đường trong nước sống dở, chết dở, lượng đường tồn kho vẫn còn lớn, trong khi vụ mía đang bước vào thu hoạch, dự báo sản lượng đường có thể tăng hơn so với niên vụ trước. Các doanh nghiệp (DN) mía đường đang lao đao chống chọi với giá cả, đường lậu...
Cách đây vài năm, dư luận trong giới kinh doanh vận tải biển ở Hải Phòng, Thái Bình và Thanh Hóa đã đồn ầm lên rằng: để được nhận mỗi con tàu từ ALC 2, giá tàu đã được phù phép, đẩy lên từ một vài tỷ đến cả chục tỷ đồng so với giá mua tàu bằng tiền mặt ngoài thị trường. Tất cả chỉ nhằm một mục đích bòn rút tiền nhà nước.