Sáng 18-5, Bộ Công thương công bố bắt đầu triển khai thị trường điện cạnh tranh từ 1-7 theo kế hoạch Chính phủ đã duyệt, tuy nhiên chưa có thông điệp nào cho thấy giá bán lẻ sẽ tăng.

Theo đó, thị trường điện cạnh tranh sẽ được vận hành qua 2 giai đoạn - thử nghiệm và chính thức. Trong đó, giai đoạn vận hành thí điểm được thực hiện bắt đầu từ 1-7-2011. Giai đoạn chính thức được thực hiện từ năm 2012 đến hết 2014.

Theo bà Tú Anh, Phó ban thương mại Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PVPower), trong giai đoạn đàm phán hiện nay khi mà giá điện đầu ra chưa được điều chỉnh mạnh đến mức đáp ứng đủ chi phí cũng như biến động giá đầu vào dẫn đến doanh nghiệp sản xuất điện đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với báo chí tại hội nghị triển khai thị trường điện cạnh tranh, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực VN (EVN) Đào Văn Hưng từ chối trả lời về khả năng giá điện sẽ tăng khi quá trình thử nghiệm cơ chế mới được áp dụng, bắt đầu từ 1-7.

Theo lộ trình thị trường điện cạnh tranh được Chính phủ phê duyệt, khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh giá bán tối đa là 3 tháng. Trong đó, hàng tháng, EVN sẽ theo dõi sự biến động của chi phí đầu vào để xây dựng giá bán điện. Khi giá cơ sở giảm 5% so với giá bán hiện hành, EVN điều chỉnh giảm xuống mức tương đương và báo cáo cho Liên bộ Tài chính - Công thương biết. Ngược lại, khi chi phí đầu vào tăng 5%, EVN cũng được phép đề xuất với Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương phương án tăng giá tương ứng.

Đối với trường hợp chi phí đầu vào làm tăng giá bán điện trên 5%, EVN cần xây dựng phương án giá để báo cáo Bộ Công thương. Trên cơ sở thẩm định của Bộ Tài chính, Chính phủ sẽ ra quyết định cuối cùng về thời điểm và các mức tăng giá. 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở KH&ĐT và Tập đoàn BTG ký biên bản ghi nhớ triển khai các dự án đầu tư.
Từ mô hình thâm canh keo do chương trình 135 đầu tư, đến nay xã Mỹ Thành, Lạc Sơn phát triển mạnh rừng sản xuất cho thu nhập 40 triệu đồng/ha/năm.

35 tỷ đồng đầu tư phát triển KT – XH vùng chuyển dân sông Đà năm 2011

(HBĐT)- UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 678/QĐ – UBND, ngày 26/4/2011 về việc phân bổ chi tiết vốn Đề án ổn định dân cư, phát triển KT – XH vùng chuyển dân sông Đà năm 2011.

Thận trọng khi vay vốn

Người vay tiền cần chú trọng đến điều khoản điều chỉnh lãi suất nhằm tránh các trường hợp bất đồng thường làm thiệt hại cho bên vay

Bất ổn giá hàng bình ổn

Cùng một mặt hàng của một doanh nghiệp (DN), thế nhưng giá khi tham gia chương trình bình ổn thị trường lại cao hơn giá lúc chưa tham gia bình ổn.

Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản giảm 95%?

Báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của nhiều doanh nghiệp ngành bất động sản giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thậm chí một số doanh nghiệp kêu đã bị lỗ.

Kiên nhẫn chống lạm phát

Ngày 17-5, nhóm các nhà kinh tế trẻ thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: nền kinh tế trước ngã ba đường”.

Cần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư

(HBĐT) - Chính sách mở cửa thông thoáng của tỉnh tạo nên tâm lý yên tâm, phấn khởi đã thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào tỉnh ta. Nhiều dự án đã phát huy tác dụng tích cực tạo nên diện mạo mới cho việc phát triển KT -XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục