Từ mô hình thâm canh keo do chương trình 135 đầu tư, đến nay xã Mỹ Thành, Lạc Sơn phát triển mạnh rừng sản xuất cho thu nhập 40 triệu đồng/ha/năm.

Từ mô hình thâm canh keo do chương trình 135 đầu tư, đến nay xã Mỹ Thành, Lạc Sơn phát triển mạnh rừng sản xuất cho thu nhập 40 triệu đồng/ha/năm.

(HBĐT)- Chương trình 135 giai đoạn II đã tạo nên diện mạo mới cho các xã đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Cùng với thực hiện lồng ghép các chương trình, chính sách liên quan đến xóa đói- giảm nghèo, những kết quả đạt được từ triển khai Chương trình 135 đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 50,46% (năm 2006) xuống 32,2% (năm 2010).

 

Huyện Lạc Sơn có 29 xã, thị trấn với 380 thôn, bản, KDC, trong đó có 6 xã ĐBKK, 5 xã khu vực II có 12 thôn, bản ĐBKK được hưởng lợi từ Chương trình 135.

 

Rút kinh nghiệm từ triển khai giai đoạn I và các chương trình, dự án xóa đói- giảm nghèo, Ban Chỉ đạo Chương trình 135 huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của Chương trình nhằm tạo sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân. Bên cạnh đó, các công trình, dự án triển khai đều được nhân dân tham gia góp ý lựa chọn thứ tự ưu tiên, mức hỗ trợ đầu tư và đối tượng hưởng lợi để đưa vào thực hiện dân chủ, công khai. Tổng nguồn vốn Chương trình 135 được đầu tư trên địa bàn huyện từ năm 2006 đến nay gần 54 tỷ đồng. Trong đó, huyện đã dành phần lớn nguồn vốn (gần 42 tỉ đồng) để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và phát triển KT- XH địa phương. Trong 5 năm đã đầu tư xây dựng một số hạng mục như đường giao thông nâng cấp 7 công trình đường liên xóm tổng chiều dài 22,9 km, xây mới 7 ngầm tràn qua suối; xây mới 10 công trình điện, 28 phòng làm việc ban giám hiệu, phòng học, nhà ở bán trú cho học sinh…

 

Xác định đầu tư sản xuất là nền tảng cho mục tiêu phát triển bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn, Ban Chỉ đạo Chương trình 135 huyện đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng cũng như hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Trong 5 năm (2006-2010), Chương trình 135 đã đầu tư hỗ trợ 6.773 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất với 27.904 lượt hộ gia đình được hưởng thụ, trong đó có 3.013 lượt hộ tham gia tập huấn về các nội dung chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, khuyến lâm; 9.297 hộ được nhận hỗ trợ giống cây, giống con, vật tư sản xuất và 2.758 hộ được nhận hỗ trợ máy móc, công cụ sản xuất…Nhờ đó, hiện nay, địa phương đã đưa các loại giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất đại trà, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện; nhiều chương trình, dự án về khuyến nông, xây dựng mô hình thâm canh các loại cây trồng bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đã tập trung vào chuyển  đổi cơ cấu theo hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sản lượng lương thực cây có hạt bình quân trong 5 năm là 59.422 tấn tăng 5%.

 

Từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện cũng đã triển khai hỗ trợ pháp lý ở các xã ĐBKK; hỗ trợ trên 3.000 học sinh các cấp thuộc diện hộ nghèo được đến trường...

 

Hiệu quả từ Chương trình 135 đã góp phần nâng cao tập quán sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập bình quân đầu người (năm 2006 là 2,4 triệu đồng, năm 2010 đạt 4,4 triệu đồng/người) Đến nay, trên 80% xã của huyện có đường giao thông cho xã cơ giới, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm cụm xã; các công trình thủy lợi nhỏ đáp ứng được 85% diện tích gieo cấy; mạng lưới điện quốc gia về đến tất cả các xã, số hộ dùng điện sinh hoạt đạt 85%...Mạng lưới trường lớp từng bước được mở rộng với cơ cấu hợp lý. Chất lượng dạy và học của các bậc học có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư.

 

Ngoài các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho đồng bào, dự án cũng quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để nâng cao năng lực quản lý cho chính quyền cấp cơ sở. Đây cũng là một trong những. Chương trình 135 ở Lạc Sơn thực sự là động lực quan trọng giúp huyện vượt qua những khó khăn, có thêm điều kiện để xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

 

                                                                Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Khách hàng đến ngân hàng gửi tiết kiệm. Ảnh: Hồng Thúy
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kiên nhẫn chống lạm phát

Ngày 17-5, nhóm các nhà kinh tế trẻ thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: nền kinh tế trước ngã ba đường”.

Cần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư

(HBĐT) - Chính sách mở cửa thông thoáng của tỉnh tạo nên tâm lý yên tâm, phấn khởi đã thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào tỉnh ta. Nhiều dự án đã phát huy tác dụng tích cực tạo nên diện mạo mới cho việc phát triển KT -XH của tỉnh.

Hà Nội cơ bản tiếp nhận xong lưới điện nông thôn

Theo Sở Công Thương Hà Nội, đến thời điểm này, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) đã tiếp nhận lưới điện nông thôn từ 226 hợp tác xã trên địa bàn 222 xã, cơ bản hoàn thành việc tiếp nhận lưới điện nông thôn từ các tổ chức kinh doanh điện.

Hà Nội dành 235 tỷ đồng đầu tư khuyến công nông thôn

TP Hà Nội đã quyết định dành 235 tỷ đồng đầu tư cho hoạt động khuyến công địa phương giai đoạn 2011 - 2015, nhằm tạo bước đột phá mới cho công nghiệp nông thôn.

Xuất cấp gần 5 nghìn tấn gạo cho 5 địa phương

Bộ Tài chính đã bắt đầu triển khai thực hiện việc xuất cấp 5 nghìn tấn gạo cho 5 địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tiêu lên giá, thanh long rớt giá

Hiện nay, giá tiêu đen ở Đắc Lắc đã tăng lên mức kỷ lục 120.000 đồng/kg, còn tiêu trắng xấp xỉ 200.000 đồng/kg. Với giá này, người trồng tiêu thu về khoảng hơn 500 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều loại nông sản khác. Vì thế, nhiều người dân Đắc Lắc ở các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea H’leo, Buôn Hồ… đang chặt bỏ nhiều loại cây trồng khác để trồng tiêu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục