Sáng 20.5, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực cho các DN chế biến gỗ để thực hiện Nghị quyết 11/CP, góp phần quản lý bền vững”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các DN gỗ.
Năm 2011, ngành gỗ đang gặp phải không ít khó khăn, không những phải đối mặt với những rào cản thương mại từ nước ngoài (LACEY, FLEGT, REACH....), mà còn phải đối mặt với những khó khăn từ trong nước như: Những khó khăn về tài chính, ngân hàng, lãi suất vay cao, tỷ giá hối đoái chưa ổn định, nguồn ngoại tệ của các ngân hàng thiếu.
Tăng cường sử dụng gỗ trồng trong nước để giảm nhập khẩu là giải pháp thiết thực để tiết kiệm chi phí. |
Những khó khăn về nguyên liệu, tất cả các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh đều tăng cao cùng một lúc. Giá xăng dầu tăng trên 20%, giá điện trên 16%, chí phí nhân công tăng; một số thị trường trọng điểm về xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phải ứng phó với thiên tai lớn của Nhật Bản hoặc một số nước của EU chưa khắc phục được tình trạng thâm hụt tài chính, sẽ có tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu gỗ của Việt nam.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Tôn Quyền, PCT - Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, để thực hiện tốt Nghị quyết 11/CP thì các DN cần phải cắt giảm những chi phí không cần thiết như: Dừng và tạm hoãn xây dựng cơ bản, trang thiết bị mới; khuyến khích các DN sử dụng rừng trồng trong nước để thay thế gỗ nhập khẩu; tiết kiệm nguyên liệu gỗ bằng việc sử dụng công nghệ tiên tiến; tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành…
Năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 2,6 tỉ USD, năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,4 tỉ USD và năm 2011 thì các DN gỗ đang gặp không ít khó khăn. Việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính Phủ không chỉ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô mà nếu các DN quán triệt tốt Nghị quyết này còn có thể tháo gỡ được khó khăn cho chính DN của mình.
Theo Báo Laodong
Ngày 19-5, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 4.600 tỷ đồng cho dự án thủy điện Lai Châu. Dự án thủy điện Lai Châu do EVN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến gần 37.500 tỷ đồng.
(HBĐT) - Ngày 19/5, BCĐ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh họp triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch TTUBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.
(HBĐT)- Tính đến giữa tháng 5/2011 đã có 7.293 hộ nghèo của huyện Đà Bắc được vay vốn phát triển sản xuất - kinh doanh, tín dụng học sinh sinh viên, làm nhà ở, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… của phòng giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có địa thế giáp với thành phố Hà Nội và các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam với nhiều sông, suối, hang động tạo nên cảnh đẹp tự nhiên hấp dẫn. Trên địa bàn huyện có hai dân tộc sinh sống vớiự nét văn hoá riêng biệt tạo thuận lợi phát triển các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, thắng cảnh và lễ hội. Đây là nơi Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng tại đồn điền Chi Nê của cả nước... Đó là điều kiện thuận lợi để Lạc Thuỷ phát huy thế mạnh du lịch.
Dự án được tỉnh Hưng Yên khởi công xây dựng sáng 18/5, khi hoàn thành sẽ đảm bảo chỗ ở cho khoảng 3.500 người.
Sáng 18-5, Bộ Công thương công bố bắt đầu triển khai thị trường điện cạnh tranh từ 1-7 theo kế hoạch Chính phủ đã duyệt, tuy nhiên chưa có thông điệp nào cho thấy giá bán lẻ sẽ tăng.