Ngày 27-5, trước thềm Hội nghị CG giữa kỳ, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, một kênh đối thoại có tổ chức, mang tính xây dựng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và quyền giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chủ trì diễn đàn.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2011 tập trung thảo luận các vấn đề môi trường đầu tư của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; thách thức trong môi trường hiện tại và những phản hồi trong khu vực ngân hàng và thị trường vốn; Xây dựng cơ sở hạ tầng hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam; Giải phóng tiềm năng giáo dục dài hạn của Việt Nam; Sản xuất, phân phối, khoáng sản, và du lịch.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhận định những tháng đầu năm nay, kinh tế Việt Nam trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Kinh tế vĩ mô có những bất ổn, giá cả tăng, CPI 5 tháng đầu năm đã vượt hơn 12%, nhập siêu tăng, các ngân hàng trong nước hoạt động khó khăn. Chính phủ đã có những giải pháp ngắn hạn kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội sau khi thực hiện được 3 tháng đã có những kết quả bước đầu, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần xem xét thêm. Tại Diễn đàn lần này, Chính phủ lắng nghe ý kiến của cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam để đưa ra những giải pháp điều hành cụ thể, sát thực hơn, lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Quyền Giám đốc WB tại Việt Nam cũng khẳng định Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi đúng đắn trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch, đối thoại có tính chất xây dựng nhằm thúc đẩy môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà tài trợ cho Việt Nam đang quan ngại một số vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam đó là lạm phát và sự ổn định của giá trị đồng tiền Việt Nam.
Ông Simon Andrews, giám đốc khu vực IFC cũng khuyến cáo Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược để sử dụng hiệu quả đồng vốn nhằm tiến tới những nấc thang mới trong việc phát triển Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á. Chính phủ cần tiếp tục nỗ lực chống lạm phát, cải thiện khu vực kinh tế Nhà nước, tăng cường hợp tác công tư PPP, phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là điện, giao thông, cầu cảng…
Trong ngày, Diễn đàn cũng tập trung đánh giá tổng quan về môi trường đầu tư với sự tham gia đóng góp ý kiến của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Phòng thương mại Châu Âu, Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po và các chủ đề đối thoại với Chính phủ từ các nhóm công tác ngân hàng, thị trường vốn, cơ sở hạ tầng, giáo dục. Đại diện các bộ liên quan cũng đã trả lời thẳng thắn và ghi nhận những câu hỏi đặt ra của các doanh nghiệp.
Theo Bao NhanDan
Từ chiều 26-5, Tổng cục Hải quan đã gặp gỡ để lựa chọn doanh nghiệp ưu tiên không phải kiểm tra hàng, kiểm tra sau thông quan, toàn bộ quá trình thông quan chỉ trong vài phút...
Phát triển sản phẩm mang tính khác biệt, có chất lượng cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tại thị trường trong nước là một trong những kinh nghiệm mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang áp dụng. Kinh nghiệm này giúp DN có thể chiếm lĩnh thành công thị trường trong nước nhờ sản phẩm được người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và chấp nhận.
Đầu phiên, thị trường tràn ngập sắc đỏ, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn nhưng sau đó, thị trường bùng lên mạnh mẽ với hàng loạt mã tăng trần
(HBĐT) - Triển khai những giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh giao Cục thuế tỉnh phấn đấu tăng thu ngân sách 1.435 tỷ đồng (chưa tính các khoản thu ngoài cân đối), tăng 2,5% so với dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh tăng 11,2% so với Chính phủ giao.
(HBĐT) - Giá cả nhiều loại hàng hóa tiếp tục tăng cao, nhất là đối với hàng hoa quả, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện máy. Trong lúc này, người tiêu dùng càng cần có những điều chỉnh hợp lý, lưu ý cắt giảm các khoản chi phí sinh hoạt không cần thiết.
(HBĐT) - Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 so với tháng trước bằng 100,82% (tăng 0,82%). Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,40%; nhóm bưu chính - viễn thông giảm 1,12%, còn lại các nhóm tăng giao động trong khoảng từ 100-103,21%.