Giống cỏ VA 06 to hơn cỏ Voi (ảnh minh hoạ)
(HBĐT) - Những năm trước đây, xóm Dom, xã Yên Lạc được nhiều người biết đến từ hiệu quả phòng trào cải tạo đàn bò địa phương và giờ đây đang là tâm điểm của các hộ trăn nuôi trâu, bò của Yên Thủy từ việc xây dựng và nhân rộng mô hình trồng giống cỏ VA06, một loại cỏ chịu hạn, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, phù hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc. Người đi đầu trong xây dựng và phát triển mô hình đó là Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lạc Đinh Đức Thành
Việc đưa giống cỏ VA06 về trồng đại trà ở xóm Dom để phát triển chăn nuôi trâu, bò đối với Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Đức Thành cũng là sự tình cờ, ngẫu nhiên và may mắn. Năm 2009, trong một chuyến đi tham quan, anh ngỡ ngàng và vui mừng khôn xiết khi đi qua đồng cỏ bạt ngàn, xanh mướt ở Ba Vì (Hà Nội). Ở đó, cũng vùng đất đá ong khô cằn giống như Yên Lạc và anh quyết định mua cây giống về trồng thử. Sau vài tuần, rạnh cỏ trong vườn gia đình anh đã lên mầm, đẻ nhánh và ba tháng sau đã cao lút đầu người. Với ít cây giống ban đầu. anh cắt để nhân giống và trồng cả những nơi “đầu thừa, đuôi thẹo” vốn trước đây bỏ hoang. Anh Thành nhận xét: “Cây cỏ VA06 chịu hạn rất tốt, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Yên Lạc, công chăm sóc ít vì những lứa đầu không phải bón phân, xới đất. Trâu, bò chỉ cần nhốt tại chuồng, cắt cỏ về cho ăn đỡ mất công chăn thả lại thu gom được phân bón cho cây trồng. Quả thực giống cỏ VA06 đã trở thành cứu cánh cho các hộ nuôi trâu, bò trên địa bàn”.
Với kết quả ban đầu, anh Thành đã vận động một số hộ ở xóm Dom, xóm Cả góp vốn mua giống tại Trung tâm giống cỏ Ba Vì và bàn, thống nhất với tập thể lãnh đạo xã cho các hộ có nhu cầu làm hợp đồng giao đất không thu tiền tại bãi chăn thả của xóm để trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Ý tưởng và mô hình của Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Đức Thành đã trở thành hiện thực, phát huy hiệu quả. Từ 1 ha ban đầu, đến nay, giống cỏ VA06 đã nhân rộng lên thành 4 ha trồng tập trung. Những diện tích đất trước các hộ đây bỏ hoang cũng được tận dụng triệt để để trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Đến nay, xóm Dom có 100 hộ và xóm Cả có 8 hộ tham gia trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò. Nhiều hộ như gia đình anh Bùi Văn Quyên, Bùi Mạnh Điển thường xuyên duy trì đàn bò từ 6-7 con, những hộ ít cũng có 2-3 con trong chuồng.
Chị Dương Thị Châm, trưởng xóm Dom cho biết: Trồng cỏ VA06 nuôi trâu, bò thương phẩm đã góp phần giải phóng sức lao động, tận dụng được diện tích đất hoang hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ lúc trồng đến lúc thu lứa đầu là 3 tháng, sau đó, mỗi tháng thu hoạch được 1 lứa, đặc biệt đây là loại cỏ không ra bông. Nếu chọn được một con bê giống tốt, sau 8 tháng, trừ chi phí đã có lãi khoảng 5 triệu đồng. Từ đó, nhiều hộ trong xóm đã thoát nghèo từ mô hình này. Lợi ích, hiệu quả từ trồng cỏ VA06 chăn nuôi trâu, bò đã lan tỏa ra toàn xã. Từ năm 2010 đến nay, xã Yên Lạc duy trì đàn trâu, bò trên 1.520 con. Các xã lân cận như Phú Lai, Hữu Lợi, Yên Trị đã tìm đến học hỏi kinh nghiệm để phát triển chăn nuôi theo hướng mới.
Sản xuất không ngừng phát triển, nhất là mô hình trồng cỏ VA06 chăn nuôi trâu, bò đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các hộ dân ở Yên Lạc. Đặc biệt, ở xóm Dom, nguồn thu từ chăn nuôi trâu, bò hiện chiếm 1/3 tổng thu nhập trên địa bàn. Bình quân thu nhập của người dân đạt trên 10 triệu đồng/năm, toàn xóm chỉ còn 16 hộ nghèo (tiêu chí mới), chiếm 8,8%. Năm 2010 có 163/180 hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa và xóm Dom tiếp tục giữ vững là làng văn hóa.
Đức Phượng
(HBĐT) - Vào đầu tháng 6 năm ngoái, trận mưa đầu mùa gây thiếu ôxi trong nước làm hàng trăm lồng cá trên lòng hồ Hoà Bình bị chết. Toàn tỉnh thiệt hại gần 10 tỷ đồng. Nhiều hộ sống trên vùng hồ đành bỏ nghề nuôi cá lồng vì không còn vốn.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè- thu, vụ đông năm 2011. Về kế hoạch sản xuất vụ mùa, tỉnh đã chỉ đạo: trà lúa sớm phải được gieo mạ từ ngày 23/5-16/6 và cấy xong trước ngày 30/6. Trà lúa chính vụ gieo mạ từ ngày 15/6-5/7, cấy xong trong tháng 7.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ IX đã đề ra 6 chương trình đột phá phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 (gồm cải cách hành chính; đào tạo nguồn nhân lực; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm ô nhiễm môi trường; giảm ngập nước; giảm ùn tắc giao thông). Từ nội dung này, các cấp các ngành đang tổ chức triển khai quyết liệt nhằm đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Thực tế, trong những năm qua, nội dung của các chương trình này đã được thực hiện từng bước, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội TP. Để làm rõ hơn những chuyển biến tích cực trong việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống tại thành phố mang tên Bác, Báo SGGP xin giới thiệu loạt bài về các chương trình này.
“Bình ổn vĩ mô phải trả giá nhất định. NHNN chịu áp lực của DN như đòi hỏi tăng trưởng tín dụng cao hơn, lãi suất thấp hơn thì mới sản xuất. Đó là đòi hỏi chính đáng, nhưng giờ đây nó phải được xem xét lại trong bối cảnh lạm phát.
Trong 5 tháng đầu năm, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu đã lên tới 5,142 triệu tấn, tăng 15,6% về lượng. Cộng với mức tăng 41% về giá, tổng số tiền phải bỏ ra để nhập khẩu xăng dầu đã tăng đến 61,3%.
Dự án nâng cấp quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên (An Giang) triển khai năm 2009, thi công được 65% khối lượng công trình và đến nay đang tạm ngưng thi công do thực hiện nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm chi tiêu công.